Hãng tin Reuters ngày 13.11 dẫn 4 nguồn tin cho biết: Nhật Bản sẽ hoãn quyết định sản xuất một kiểu chiến đấu cơ mới trị giá hàng tỉ USD.

Nhật chưa thể sản xuất chiến đấu cơ ‘tỉ đô’

Trần Trí | 13/11/2017, 14:17

Hãng tin Reuters ngày 13.11 dẫn 4 nguồn tin cho biết: Nhật Bản sẽ hoãn quyết định sản xuất một kiểu chiến đấu cơ mới trị giá hàng tỉ USD.

Lý do của quyết định chưa phát triển dự án đóng chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-3: Các nhà kế hoạch quân sự chật vật trong việc quyết một mẫu thiết kế, trong khi các quan chức muốn có những khí tài quân sự Mỹ mới, như hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ tàng hình F-35.

4 nguồn tin của Reuters đề nghị giấu tên, vì họ không được phép nói chuyện với báo chí. Họ nói có thể sau năm 2018 mới có thể có quyết định thực hiện sản xuất chiếc F-3, hoặc tìm sự cộng tác với nước ngoài.

Người phát ngôn của Cục hậu cần của Bộ Quốc phòng Nhật nói chưa đi đến quyết định nào về chiếc F-3.

Một nguồn tin nói: “Hiện chúng tôi chỉ có một chiếc hộp bay, không có tất cả những hệ thống làm nên một chiến đấu cơ, ví dụ thiết bị cảm ứng và vũ khí”.

Dự án chiến đấu cơ F-3 tốn quá nhiều tiền

Bất kỳ động tháichậm sản xuấtloại chiến đấu cơ mới F-3 này cũng đều sẽ đánh dấu hỏi về tương lai của một trong những hợp đồng quân sự béo bở nhất thế giới, màước tính cần hơn 40 tỉ USD để phát triển và triển khai.

Một quyết định sau quý 1 năm 2018 sẽ là quá trễ, để F-3 được đưa vào một chương trình cốt lõi trong kế hoạch trang bị phương tiện phòng thủ 5 năm (bắt đầu từ tháng 4.2019) mà Nhật sẽ công bố vào cuối năm 2018.

Các nhà phân tích nói việc sản xuấtchiếc F-3 tàng hình có thể tốn 40 tỉ USD, trong khi một nguồn tin khác nói con số này chỉ là “ước tính ban đầu”.

Đấy là một số tiền quá lớn, khi kinh phí quốc phòng khoảng 50 tỉ USD mà vài năm qua chỉ tăng không quá 1% hàng năm. Và vào thời điểmNhật đang chi nhiều tiền để mua nhiều khí tài quân sự Mỹ gồm chiến đấu cơ F-35 của hãng Lockheed Martin, hệ thống phòng thủ tên lửa của hãng Raytheon, và trực thăng chở quân cất cánh thẳng đứng Osprey của Boeing và Textron. Năm 2013, Nhật chi 118 tỉ Yen (1 tỉ USD) mua khí tài quân sự Mỹ. Đến năm 2016, khoản chi này tăng gấp 4 lần, đạt 486 tỉ Yen.

Trong chuyến thăm Nhật mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện với Thủ tướng Shinzo Abe, đề nghị Nhật mua thêm vũ khí Mỹ, vào lúc chính phủ Mỹ thúc đẩy các đồng minh đóng góp tiền bạc nhiều hơn vào nỗ lực phòng thủ tập thể.

Hai vai trò của chiến đấu cơ F-3

Hiện Nhật đối mặt với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ CHDCND Triều Tiên, và việc không quân Trung Quốc tăng cường hoạt động ở vùng biển Hoa Đông, nên Tokyo phải chịu sức ép cải thiện khả năng phòng thủ ở hai mặt trận.

Hiện tại, khoản phòng thủ chú trọng ngăn chặn mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Tuy nhiên, lực lượng phòng vệ Nhật lại muốn có chiến đấu cơ F-3, để đối phó sức mạnh không quân Trung Quốc trên bầu trời phía tây Thái Bình Dương và biển Hoa Đông, khu vực mà Nhật - Trung tranh chấp lãnh thổ. Chiến đấu cơ Nhật đã phải bay chặn 806 lần trong một năm qua.

Vai trò thứ hai của chiếc F-3 là củng cố công nghiệp quốc phòng Nhật, bằng cách giúp Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và các nhà thầu có chương trình sản xuất chiến đấu cơ đầu tiên, tính từ khi Nhật đóng kiểu F-2 hồi 20 năm trước.

MHI từng sản xuất chiến đấu cơ Thần Phong cho không quân Nhật ở Thế chiến 2. Hồi đầu năm 2016, MHI thử kiểu máy bay mẫu ATD-X với kinh phí 350 triệu USD. Đây được xem là bước đầu tiến tới sở hữu một chiến đấu cơ tàng hình nội địa do Nhật tự sản xuất.

Hiện một vài quan chức chính phủ Nhật ủng hộ một chương trình khí tài quân sự nội địa, các quan chức khác lại lo ngại việc tốn quá nhiều tiền cho hoạt động này. Họ ủng hộ sự hợp tác quốc tế, để chia sẻ vốn với các đối tác nước ngoài và được chia sẻ công nghệ của các đối tác.

Các đối tác nước ngoài tiềm năng gồm BAE Systems (có chính phủ Anh ủng hộ đã đóng kiểu chiến đấu cơ Eurofighter), Lockheed Martin (đóng chiến đấu cơ tàng hình F-35) và Boeing (đóng chiến đấu cơ F-18).

Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
31 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật chưa thể sản xuất chiến đấu cơ ‘tỉ đô’