Liên minh Aukus trao công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Úc làm dấy lên tranh luận liệu Nhật Bản - đồng minh thân thiết của Mỹ và thành viên Bộ Tứ (Quad) - có nên tìm cách sở hữu loại vũ khí này hay không?

Nhật quay lại bàn vấn đề sở hữu tàu ngầm hạt nhân

Cẩm Bình | 28/09/2021, 10:43

Liên minh Aukus trao công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Úc làm dấy lên tranh luận liệu Nhật Bản - đồng minh thân thiết của Mỹ và thành viên Bộ Tứ (Quad) - có nên tìm cách sở hữu loại vũ khí này hay không?

Câu hỏi trên được đặt ra với bốn ứng viên chạy đua cho vị trí Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền để thay thế ông Yoshihide Suga làm Thủ tướng Nhật trên sóng truyền hình của đài Fuji TV cuối tuần qua.

Bộ trưởng Cải cách hành chính Taro Kono (ứng viên sáng giá nhất) cho rằng Nhật phải có tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên ông lưu ý rằng trước khi sở hữu loại vũ khí này, Tokyo cần cân nhắc vấn đề cảng neo đậu cho tàu, năng lực vận hành, chi phí đi kèm.

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Sanae Takaichi cũng tỏ ý ủng hộ: “Nếu xét đến những rủi ro thuộc tình huống xấu nhất của tình hình quốc tế tương lai, tôi tin chúng ta nên có tàu ngầm di chuyển lâu hơn (chỉ khả năng hoạt động dưới biển thời gian dài mà không cần tiếp liệu nhờ động cơ hạt nhân)”.

Luật Cơ bản về Năng lượng nguyên tử của Nhật quy định năng lượng hạt nhân chỉ được sử dụng cho mục đích hòa bình. Cựu Bộ trưởng Takaichi nhận định Tokyo sẽ phải giải quyết một số vấn đề, nhưng sở hữu tàu ngầm hạt nhân không vi hiến.

nsub.jpg
Tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động dưới biển trong thời gian dài không cần tiếp liệu - Ảnh: Getty Images

Cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida không tha thiết với ý tưởng sở hữu tàu ngầm hạt nhân. Tàu ngầm hạt nhân di chuyển nhanh hơn và hoạt động lâu hơn tàu ngầm điện - diesel Nhật hiện có, nhưng ông lưu ý rằng lực lượng phòng vệ chủ yếu chỉ hoạt động ở khu vực gần.

“Để duy trì trạng thái tàng hình, chúng cần hoạt động thời gian dài. Chúng ta nên ưu tiên cải thiện điều kiện làm việc của thủy thủ và đảm bảo an toàn cho quân nhân”, theo cựu Ngoại trưởng Kishida.

Do dân số suy giảm, lực lượng phòng vệ Nhật nhiều năm nay rất khó tuyển được thủy thủ. Tân binh trẻ tuổi không thích phục vụ trong đội tàu ngầm, một phần vì không được sử dụng điện thoại thông minh thời gian dài.

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Seiko Noda cho biết: “Tôi không có ý định sở hữu năng lực này. Tôi muốn nói rõ rằng chúng ta là quốc gia có 3 nguyên tắc phi hạt nhân (không sở hữu, không sản xuất, không cho phép đưa vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ)”.

“Đây không phải lúc chúng ta có thể lập tức mua và bắt đầu sử dụng tàu ngầm hạt nhân. Chúng ta phải thiết lập đồng thuận quốc gia một cách hợp lý”, bà nói thêm.

Liên minh Aukus chính thức thành lập vào ngày 16.9, Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Úc. Canberra dự kiến đóng ít nhất 8 tàu.

Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật quay lại bàn vấn đề sở hữu tàu ngầm hạt nhân