Không đảng nào đạt số phiếu quá bán nên nếu không thành lập được liên minh thì Tổng thống Đức sẽ phải đề xuất Thủ tướng Đức lên Hạ viện.

Bầu cử Đức gay cấn, có thể Tổng thống Đức sẽ phải đề cử Thủ tướng

Anh Tú | 27/09/2021, 12:33

Không đảng nào đạt số phiếu quá bán nên nếu không thành lập được liên minh thì Tổng thống Đức sẽ phải đề xuất Thủ tướng Đức lên Hạ viện.

Liên minh của bà Merkel tụt lại so với SPD

Kết quả kiểm phiếu ở toàn bộ 299 điểm bỏ phiếu ở Đức vào sáng 27.9 cho thấy đảng SPD giành được 25,9% tổng số phiếu bầu, vượt lên so với 24,1% của CDU/CSU.

Như vậy, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã giành được số phiếu bầu lớn nhất trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức, vượt qua Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo (CDU-CSU) của Thủ tướng Angela Merkel. Tuy nhiên, SPD chưa đạt số phiếu quá bán để thành lập chính phủ và cần tìm kiếm liên minh. Lúc này, mọi thứ vẫn chưa hề ngã ngũ.

Cả hai đối thủ chính cạnh tranh chiếc thủ tướng Đức từ SPD và liên minh CDU/CSU đều cho biết họ sẽ cố gắng đứng đầu chính phủ tiếp theo. Vậy điều gì xảy ra tiếp theo?

Theo hiến pháp, Thủ tướng Đức không được bầu trực tiếp mà được chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, sau khi chính phủ được thành lập. Do vậy, bà Merkel có thể tại vị trong nhiều tuần, thậm chí là vài tháng trong khi các đảng phái cố gắng tập hợp một liên minh.

Sau nhiều năm chỉ tồn tại liên minh hai đảng, lần này có lẽ cần ba đảng để đạt được đa số - điều phổ biến trong các nghị viện bang của Đức nhưng chưa thấy ở cấp quốc gia kể từ những năm 1950.

Trong hầu hết các hệ thống nghị viện, nguyên thủ quốc gia đề cử một đảng thành lập chính phủ - thường là đảng giành được phần lớn số phiếu bầu. Nhưng ở Đức, tất cả các bên đều có thể bắt tay vào cái được gọi là “đàm phán thăm dò”.

Trong giai đoạn đầu này, không có giới hạn thời gian, không có gì ngăn cản các bên tổ chức các cuộc đàm phán liên minh song song, mặc dù truyền thống quy định rằng bên có số phiếu bầu lớn nhất sẽ mời các bên nhỏ hơn để thảo luận.

Nhưng ông Armin Laschet, ứng cử viên thủ tướng từ khối CDU-CSU trung hữu của Thủ tướng Merkel, hôm Chủ nhật cho biết phe cầm quyền sẽ “làm mọi thứ có thể” để lãnh đạo chính phủ tiếp theo, ngay cả khi kết quả sơ bộ đẩy họ xếp phía sau SPD.

Đối thủ đến từ SPD, Bộ trưởng tài chính Đức Olaf Scholz, cho biết các cử tri muốn có một sự thay đổi và muốn "thủ tướng tiếp theo được xướng tên là Olaf Scholz".

Trọng tài là đảng Xanh và FDP

Xếp thứ ba là đảng Xanh với 14,8% số phiếu bầu và thứ tư là đảng Dân chủ tự do FDP với đường lối ủng hộ doanh nghiệp (11,5% số phiếu). Nếu SPD hay liên minh CDU-CSU có sự ủng hộ của 2 đảng này thì đều giành quá bán để thành lập được chính phủ. 

Ngoài ra, đảng cực hữu Sự lựa chọn khác cho nước Đức giành được 10,3% tổng số phiếu bầu, trong khi đảng cánh tả nhận được 4,9% phiếu bầu. 

Cả hai đảng Xanh và FDP đã phát đi tín hiệu rằng sẽ sàng tham gia một liên minh ba bên với một trong hai đối thủ giành được số phiếu lớn nhất, để thành lập chính quyền. Và giờ kết quả cho thấy SPD là đảng có số phiếu cao nhất nhưng chưa chắc SPD đã thuyết phục thành công.

bau-cu-duc.jpg
Đảng Xanh về thứ 3 sẽ đóng vai trò trọng tài - Ảnh: Internet

Đảng Xanh sẽ triệu tập một đại hội đảng vào ngày 2.10 tới, trong đó họ có thể quyết định xem  sẽ tham gia các cuộc đàm phán thăm dò với ai.

Đảng FDP ủng hộ doanh nghiệp, giống như đảng Xanh có thể đóng vai trò phán quyết, cho biết họ ưu tiên liên minh với phe cầm quyền và đảng Xanh, nhưng khả năng liên minh ba bên với SPD và đảng Xanh vẫn còn bỏ ngỏ.

Nếu hai hoặc ba bên đồng ý về nguyên tắc rằng họ muốn thành lập một liên minh, thì họ phải bắt đầu các cuộc đàm phán liên minh chính thức, với các nhóm công tác khác nhau họp để giải quyết các vấn đề chính sách.

Vào cuối các cuộc đàm phán này, các bên quyết định đảng nào sẽ phụ trách bộ nào và ký một hợp đồng liên minh. Đó là một tài liệu dày đặc các điều khoản của thỏa thuận.

Giai đoạn này cũng không có giới hạn thời gian, với việc chính phủ sắp mãn nhiệm vẫn tiếp quản trong thời gian chờ đợi. Các bên sau đó sẽ đề cử người mà họ muốn làm thủ tướng trước khi bỏ phiếu chính thức tại Hạ viện.


Có thể cần đến Tổng thống Đức

Theo điều 63 của hiến pháp Đức, nguyên thủ quốc gia phải đề xuất một thủ tướng tiềm năng cho Hạ viện.

Nếu không có liên minh giữa các đảng phái nào xuất hiện, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier của SPD vẫn có thể đề cử một thủ tướng tiềm năng, rất có thể từ đảng nào giành được phần lớn số phiếu bầu. Quốc hội sau đó sẽ bỏ phiếu kín, với ứng cử viên cần đa số tuyệt đối.

Nếu không đạt được đa số tuyệt đối, một cuộc bỏ phiếu thứ hai sẽ được tổ chức sau đó hai tuần. Nếu vẫn không có đa số tuyệt đối, thì ngay lập tức sẽ có một cuộc bỏ phiếu thứ ba mà kết quả chỉ cần đa số tương đối là đủ.

Tổng thống sau đó quyết định bổ nhiệm thủ tướng làm người đứng đầu chính phủ thiểu số hay giải tán Hạ viện và tiến hành các cuộc bầu cử mới.

Trường hợp xấu nhất này đã suýt xảy ra trong năm 2017. Rất may, khi đối mặt với sự bế tắc trong đàm phán, tổng thống Steinmeier kêu gọi các bên ngồi lại với nhau, thúc đẩy việc hình thành một liên minh lớn.

Sau cuộc bầu cử gần đây của Đức vào ngày 24.9.2017, bà Merkel phải chờ đến tận 24.3.2018 mới chính thức được xác nhận làm thủ tướng trong liên minh giữa CDU-CSU và đảng Dân chủ Xã hội trung tả.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bầu cử Đức gay cấn, có thể Tổng thống Đức sẽ phải đề cử Thủ tướng