Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng cao, đặc biệt là các bệnh nhân phải vào cấp cứu do tự ý điều trị bằng cách truyền dịch tại nhà.

Nhiều người nhập viện cấp cứu vì sốt xuất huyết do tự ý truyền dịch tại nhà

Dạ Thảo | 29/09/2023, 11:24

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng cao, đặc biệt là các bệnh nhân phải vào cấp cứu do tự ý điều trị bằng cách truyền dịch tại nhà.

Chỉ trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh trở lại, đặc biệt là tại Hà Nội tăng mạnh với hơn 2.000 ca/tuần. Đáng chú ý nhiều ca nhập viện trong tình trạng nặng, với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Hoàng Linh (Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết bệnh viện thời gian này tuy đông bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết, nhưng đáng lưu ý nhất vẫn là các bệnh nhân phải cấp cứu do tự ý truyền dịch tại nhà và bị sốc sốt xuất huyết.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa cấp cứu một ca bệnh nhiễm sốt xuất huyết trú tại Q.Nam Từ Liêm nhập viện trong tình trạng tràn dịch, gây chèn ép khó thở, suy hô hấp. Kết quả chụp chiếu cho thấy bệnh nhân bị tràn dịch ổ bụng, tràn dịch phổi nhiều do truyền dịch khi bị sốt xuất huyết ở 3 ngày đầu tiên.

Bác sĩ Trần Văn Giang (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết những năm trước vẫn có các bệnh nhân tự ý truyền dịch khi bị sốt xuất huyết, bệnh viện đã ra cảnh báo để người dân biết. Tuy nhiên, đến đợt này thì số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, cũng kéo theo các ca cấp cứu do tự ý truyền dịch ở nhà vì muốn khỏi bệnh nhanh và không muốn vào viện sợ đông đúc.

bebc586a5a27b379ea36.jpg
Việc tự ý truyền dịch, điều trị tại nhà nếu không biết cách sẽ gây ảnh hưởng tới tính mạng

"Việc tự ý truyền dịch tại nhà mà không có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ sẽ dẫn đến việc làm tổn thương gan, tổn thương thận rối loạn các cơ quan nội tạng khi mắc bệnh. Khi bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện thì đã trong tình trạng nguy kịch. Các bệnh nhân những ngày đầu tiên có thể truyền dịch khi có sự hỗ trợ của các nhân viên y tế, nhưng những ngày sau khi bệnh chuyển nặng, thì cần đến các cơ sở y tế để được chăm sóc. Nếu truyền dịch tràn lan dễ bị thừa nước và ảnh hưởng tới tính mạng, khi không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế sẽ rất nguy hiểm" - bác sĩ Giang cảnh báo.

Bộ Y tế cũng cảnh báo phần lớn trường hợp bị mắc sốt xuất huyết đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại các cơ sở y tế, chủ yếu điều trị về triệu chứng nhưng phải theo dõi chặt chẽ để tránh bị sốc, nếu có tình huống xấu còn được xử lý kịp thời.

Đặc biệt, kỹ thuật truyền dịch tuy khá đơn giản nhưng có thể gặp tai biến, nhẹ thì có thể gây sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền, nặng có thể gây sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền... Truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải và dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận. Vì vậy, người dân không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết, việc bổ sung không đúng các chất vào cơ thể khi không có các xét nghiệm cụ thể dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay đang là tháng cao điểm của sốt xuất huyết, do đó ngành y tế khuyến cáo người dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý truyền dịch và điều trị tại nhà.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều người nhập viện cấp cứu vì sốt xuất huyết do tự ý truyền dịch tại nhà