Trong thời gian diễn ra (SCO) ở TP.Thanh Đảo vào ngày 9 và 10.6 tới, nước chủ nhà Trung Quốc muốn cùng các đồng minh ngoại giao, nhất là Nga thể hiện quyết tâm chống nạn khủng bố cực đoan.
Tân Hoa Xã bình luận: “Một trong những trách nhiệm nặng nề mà SCO phải đối mặtlà tiếp tục đánh bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) sau khi chúng bị đánh bại ở Syria và Iraq và các tay súng trở về nước,gồm có một số quốc gia thành viên SCO hoặc quan sát viên”.
Hãng thông tấn trên còn ghi nhậncác nước thành viên SCO đã phá hủy hơn 500 căn cứ huấn luyện bọn khủng bố, bắt khoảng 2.000 tên của các tổ chức khủng bố quốc tếtrong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017.
Trung Quốc tuyên bố phải đối phó mối đe dọa IS từ vùng tự trị Tân Cương miền cực tây nước này. Từ lâu, Trung Quốc đã có sự ủng hộ của Nga và các nước Trung Á trong khâu bảo vệ an ninh, dùcác nước phương Tây cho rằng cósự ngược đãi nhân quyền. Bắc Kinh phủ nhận các cáo buộc ấy.
Vào tháng 8 tới, Nga-Trung cùng một số quốc gia thành viên SCO sẽ huy độngkhoảng 3.000 quân cùng 500 loại vũ khí vào một cuộc tập trận chung chống khủng bốở vùng núi Ural thuộc Nga.
Theo Reuters ngày 7.6, SCO được lập từ năm 2001 và do Nga-Trung dẫn đầu, với mục tiêu chống Hồi giáo cực đoan cùng các mối lo ngại an ninh ởNga và Trung Quốc cũng nhưkhắp vùng Trung Á. Ở khu vực này, SCO có 4 nước thuộc Liên Xô cũ là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
Năm 2017, SCO có thêm hai thành viên mới là Ấn Độ và Pakistan, rồi Iran cũng muốn tham gia, hiện là nhà quan sát chứ chưa trở thành thành viên chính thức.
Việc Tổng thống Iran Hassan Rouhani dự SCO cũng là cơ hội để Nga-Trung tái khẳng định cam kết tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, mặc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này.Tuy nhiên, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: Nga-Trung không muốn chuyện Iran lấn át hội nghị thượng đỉnh SCO.
Theo Reuters, vẫn còn những bất đồng nghiêm trọng giữa các thành viên SCO, dù chúng được giấu dưới ngôn ngữ ngoại giao, ví dụ việc Trung Quốc gọi “3 thế lực quỷ dữ là: chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa ly khai,chủ nghĩa khủng bố”.
Ấn Độ và Pakistan vẫn nghi kỵ lẫn nhau, trong khi từ lâu Trung Quốc mạnh mẽ ủng hộ Nga về vấn đề Ukraine.
Ông Tôn Tráng Chí, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu SCO thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, viết trên báo China Daily: “Sự thù địch truyền thống giữa Ấn-Pakistan có thể tác động đến tính hiệu quả trong quá trình ra quyết định của SCO".
Vĩnh Thụy (theo Reuters, Business Insider)