Mùa đông đang đến, mặc dù nhiều phụ huynh chăm sóc rất kỹ lưỡng, cẩn thận để giữ ấm cho trẻ, nhưng các bé vẫn mắc phải những chứng bệnh do lạnh, ẩm, mưa gió thất thường của mùa đông, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Những sai lầm của phụ huynh khi giữ ấm cho trẻ trong mùa đông

Hồ Quang | 18/01/2021, 13:00

Mùa đông đang đến, mặc dù nhiều phụ huynh chăm sóc rất kỹ lưỡng, cẩn thận để giữ ấm cho trẻ, nhưng các bé vẫn mắc phải những chứng bệnh do lạnh, ẩm, mưa gió thất thường của mùa đông, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Thời tiết đang bước vào những ngày đông giá lạnh, nhất là các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ còn xảy ra rét đậm, rét hại. Mùa đông trời lạnh, ẩm, mưa gió thất thường khiến trẻ nhỏ hay mắc các bệnh về đường hô hấp như : cảm, sổ mũi, viêm mũi họng, viêm phổi…

nhung-sai-lam-cua-phu-huynh-khi-giu-am-cho-tre-trong-mua-dong-hinh-anh(1).png
Trẻ được giữa ấm trong lúc thời tiết giá lạnh - Ảnh: PV

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhi khoa, dù trẻ đã được các phụ huynh cẩn thận chăm sóc, bao bọc, giữ ấm, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nhưng không ít người đã chưa hiểu đúng về việc giữ ấm khiến trẻ có nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm khác.

Phân tích của các chuyên gia nhi khoa cho thấy, sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh là ủ ấm cho trẻ quá mức. Khi được ủ ấm quá kỹ, có thể trẻ sẽ bị nóng, lúc ấy sẽ sinh ra hiện tượng toát mồ hôi.

Điều đáng nói là lượng mồ hôi này sẽ khó thoát ra ngoài mà thấm vào các lớp vải ủ cho trẻ. Nếu không kịp thời phát hiện và lau khô người sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh ngược trở lại, gây nên các chứng bệnh như: cảm, sổ mũi, nặng hơn là các bệnh về đường hô hấp.

Ngoài ra, việc ủ quá nhiều lớp áo, chăn còn khiến làn da mỏng manh của trẻ dễ bị viêm, ngứa gây khó chịu cho trẻ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia nhi khoa còn chỉ một sai lầm chết người của các bậc phụ huynh khi giữ ấm cho trẻ đó là sử dụng sưởi bằng lò than trong phòng kín.

“Khí CO được tạo ra từ các sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, là chất khí không màu, không mùi và không gây kích thích, có khả năng khuếch tán mạnh. Trong cơ thể con người, CO có khả năng gắn với Hb cao gấp 200-250 lần so với khí oxy, tạo thành HbCO (carboxyhemoglobin), làm giảm lượng oxy trong máu đến các bộ phận như tim, não… sẽ làm con người bị ngạt thở. Tình trạng này kéo dài dẫn đến chết ngạt”, một chuyên gia nhi khoa của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ.

Theo TS.BS Trần Anh Tuấn – Trưởng Khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM thì việc sử dụng củi và than sưởi ấm còn sinh ra phỏng, cháy nhà nếu không cẩn thận, đặc biệt là gia đình có trẻ em, người già.

Ngoài ra, một số thành phần hóa học độc hại trong than hoặc củi có thể làm nhiễm độc khi hít vào cơ thể. Đặc biệt là trẻ em, đối tượng có phổi rất nhạy cảm. Tắm, vệ sinh cho trẻ bằng nước quá nóng.

“Khi tắm cho trẻ nhỏ vì sợ trẻ lạnh nên nhiều mẹ tắm cho bé bằng nước rất nóng Tuy nhiên, việc mẹ cho bé tắm với nhiệt độ nước quá cao có thể dễ dàng phá hủy lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da bé và khiến da bé càng bị khô, dễ gây mẩn ngứa, nứt nẻ. Do đó, khi tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian từ 5 đến 7 phút để tránh cảm lạnh”, bác sĩ Tuấn khuyến cáo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những sai lầm của phụ huynh khi giữ ấm cho trẻ trong mùa đông