Chúng ta có thể thừa hưởng những cảm xúc của cha mẹ mình ngay từ thời thơ ấu, hay chia sẻ những cảm xúc này với mẹ thông qua phản ứng trung thành vô thức hoặc những thay đổi di truyền biểu sinh.
Văn hóa

'Nỗi đau này không thuộc về bạn': Bốn khuynh hướng vô thức ngăn cản ta sống cuộc đời trọn vẹn

Hạ Vĩ 19/01/2024 10:53

Chúng ta có thể thừa hưởng những cảm xúc của cha mẹ mình ngay từ thời thơ ấu, hay chia sẻ những cảm xúc này với mẹ thông qua phản ứng trung thành vô thức hoặc những thay đổi di truyền biểu sinh.

Tuy nhiên, dù là ở trường hợp nào đi nữa, vẫn có một điều hết sức rõ ràng: cuộc đời đẩy ta về phía trước, kèm theo cả những khúc mắc từ quá khứ vẫn chưa được hóa giải.

Khi kết nối sinh lực tuôn chảy tự do

Khi tin rằng mình có thể khiến cuộc đời diễn ra theo đúng như những gì mình đã định, thật ra ta chỉ đang tự huyễn. Rất thường xuyên, hành động của ta lại đi ngược lại với những gì ta mong muốn. Ta muốn có sức khỏe tốt, nhưng cuối cùng lại ăn hàng đống thức ăn không lành mạnh hoặc tìm đủ cớ để bào chữa cho việc không tập thể dục. Ta ước ao có được một mối tình lãng mạn, nhưng ngay khi một đối tượng tiềm năng tiến đến gần, ta liền cố giữ khoảng cách. Ta muốn xây dựng một sự nghiệp đầy ý nghĩa, nhưng lại không tiến được những bước cần thiết để đạt được khát khao ấy. Điều tệ nhất chính là chúng ta không cách nào nhìn ra được điều đang kìm hãm mình, và chúng cứ thế khiến ta mãi lặn ngụp trong nỗi thất vọng và hoang mang.

Ta thường tìm kiếm câu trả lời ở những nơi quen thuộc. Ta tập trung vào việc mình không được cha mẹ dưỡng dục đến nơi đến chốn. Ta nghiền ngẫm những sự kiện đau buồn xảy ra vào thời thơ ấu, từng khiến ta cảm thấy bản thân thật bất lực. Ta trách móc cha mẹ về những nỗi bất hạnh xảy đến với mình. Ta nhai đi nhai lại những ý nghĩ đó. Thế nhưng, kiểu hồi tưởng này hiếm khi giúp mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Vì ta không nhìn ra được nguồn cơn vấn đề mình gặp phải, những lời than van của ta chỉ càng khiến nỗi bất hạnh triền miên của ta trở thành không hồi kết.

noi-dau-nay-khong-thuoc-ve-ban-quote-2a.jpg
Hình ảnh về cha mẹ mà bạn giữ trong lòng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn

Trước hết, hãy cùng nhìn lại con đường đã đưa ta đến vị trí hiện tại. Con đường đưa ta đến với cuộc đời rất đơn giản. Ta đến đây thông qua cha mẹ mình. Là con của cha mẹ, ta được kết nối với thứ gì đó hết sức mênh mông, vươn ngược mãi về quá khứ, cho đến tận thuở sơ khai của loài người, theo đúng nghĩa đen. Thông qua cha mẹ, ta được đưa vào dòng chảy sự sống, dù ta không phải là ngọn nguồn của dòng chảy đó. Đơn giản là tia lửa sự sống đã được truyền đến tay ta – thông qua đường sinh học, cùng với cả lịch sử của gia đình ta. Ta có thể cảm nhận cách ngọn lửa ấy đang bừng sống bên trong mình.

Tia lửa này chính là sinh lực của mỗi người. Ta có thể cảm thấy nó phập phồng bên trong bản thân ngay lúc này, khi ta đang đọc những dòng chữ này. Nếu từng chứng kiến giây phút một người nào đó qua đời, bạn có thể cảm nhận được nguồn sinh lực này thu nhỏ dần. Bạn thậm chí cảm nhận được khoảnh khắc phân ly khi sinh lực rời khỏi cơ thể. Tương tự như vậy, nếu từng chứng kiến một lần sinh nở, bạn có thể cảm nhận sinh lực tràn ngập khắp căn phòng.

Sau đó, sinh lực vẫn tiếp tục chảy từ cha mẹ sang ta, kể cả khi ta cảm thấy mình mất kết nối với cha mẹ. Cả trong quá trình hành nghề y lẫn trong đời tư, tôi đã quan sát được rằng khi kết nối sinh lực giữa ta và cha mẹ được tuôn chảy tự do, ta sẽ cảm thấy cởi mở đón nhận những gì cuộc sống mang lại hơn.

Khi kết nối giữa ta và cha mẹ gặp trục trặc theo cách nào đó, sinh lực ta nhận được dường như cũng bị hạn chế. Ta có thể có cảm giác tắc nghẽn và bị đè nén, hoặc cảm thấy mình đang đứng bên ngoài dòng chảy sự sống, như thể ta đang bơi ngược dòng, cưỡng lại dòng chảy. Rốt cuộc, ta luôn thấy khổ sở mà không biết tại sao. Thế nhưng nguồn lực giúp chữa lành lại đang nằm ngay bên trong ta. Để bắt đầu quá trình này, trước tiên hãy tiến hành đánh giá mức độ kết nối với cha mẹ mà ta cảm nhận được ngay trong chính thời điểm này, bất kể cha mẹ vẫn còn ở bên ta hay đã mất.

Bốn khuynh hướng vô thức

Sinh lực chảy từ cha mẹ sang ta một cách tự nhiên. Ta không cần phải làm gì cả. Nhiệm vụ duy nhất của ta là đón nhận nó. Hãy hình dung nguồn sinh lực này như sợi dây cáp chính cung cấp điện cho ngôi nhà của bạn. Những sợi cáp nhánh đưa điện đến từng phòng đều sẽ phụ thuộc vào nguồn điện từ sợi cáp chính. Cho dù mạng lưới điện nội bộ trong nhà có tốt đến đâu đi nữa, nhưng nếu kết nối giữa ngôi nhà với đường cáp chính bị trục trặc, dòng chảy bên trong chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Ta hãy tìm hiểu xem “đường cáp chính” này chịu tác động từ bốn khuynh hướng vô thức như thế nào. Đây là bốn khuynh hướng thường gặp ở chúng ta, nhưng ta lại không thể ý thức được tác động của chúng: Ta đã hợp nhất mình với cha/mẹ; Ta đã cự tuyệt cha/mẹ; Sự gắn bó đầu đời với mẹ từng bị gián đoạn; Ta đồng nhất bản thân với một người khác trong dòng họ hơn là với cha/mẹ mình.

Cả bốn khuynh hướng trên đều có thể gây trở ngại, giới hạn sinh lực, sức khỏe và thành công của ta. Chúng biểu lộ trong hành vi và các mối quan hệ tình cảm, chúng xuất hiện trong lời nói của ta. Bốn khuynh hướng này miêu tả những phương diện khác nhau trong cách chúng ta liên hệ với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Khi đã hiểu rõ các khuynh hướng này và biết cách nhận diện chúng, ta có thể xác định được khuynh hướng nào đang được kích hoạt trong ta và ngăn cản ta sống một cuộc đời trọn vẹn.

Mất kết nối với cha hoặc mẹ chính là nguồn gốc sâu xa của ba trong bốn khuynh hướng vô thức nói trên, và cũng là điểm đầu tiên ta cần xem xét khi gặp phải khó khăn.

Bên cạnh bốn khuynh hướng này, nguồn sinh lực của ta còn có thể bị ngăn trở bởi những lý do khác, khiến ta không thể sống một cuộc đời trọn vẹn, nhưng những yếu tố gây cản trở đó không phải lúc nào cũng nằm trong vùng vô thức và không phải lúc nào cũng liên quan đến cha, mẹ hoặc một thành viên khác trong gia đình. Một yếu tố gây ngăn trở như thế có thể đến từ một sang chấn cá nhân. Dù có ý thức được tác động của sang chấn lên bản thân đi nữa, ta có khi vẫn không thể hóa giải được nó.

noi-dau-nay-khong-thuoc-ve-ban-1tg-1.jpg
Cuốn sách "Nỗi đau này không thuộc về bạn"

Sự ngăn trở cũng có thể đến từ cảm giác tội lỗi về một hành động ta từng thực hiện hoặc một tội ác mà ta từng phạm phải. Có thể ta từng đưa ra một quyết định khiến người khác tổn thương, phũ phàng ruồng bỏ người bạn đời của mình, chiếm đoạt một thứ vốn không thuộc về ta hoặc tước đi mạng sống của ai đó, dù là có chủ đích hay vô tình. Và một khi ta không thể kiểm soát hoặc xoa dịu được cảm giác tội lỗi này, nó có thể vươn dài đến đời con của ta, thậm chí là cháu của ta.

Kỳ tới: Hãy cùng xem xét bốn yếu tố ngăn trở nguồn sinh lực có liên quan trực tiếp đến cha mẹ hoặc một thành viên khác trong gia đình.

"Trong số các ràng buộc, ràng buộc giữa ta với đấng sinh thành là mạnh mẽ nhất… dường như có bao nhiêu năm trôi qua đi nữa, có bao nhiêu sự phản bội diễn ra, hay trong gia đình có bao nhiêu khổ nạn, thì chúng ta vẫn cứ kết nối với họ, kể cả khi chúng ta không hề muốn thế." - Anthony Brandt, Bloodlines

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
43 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Nỗi đau này không thuộc về bạn': Bốn khuynh hướng vô thức ngăn cản ta sống cuộc đời trọn vẹn