Theo đại biểu quốc hội Phan Ngọc Thọ (Thừa Thiên-Huế), nông nghiệp nước ta là bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế nhưng đang tụt hậu so với các thành phần kinh tế khác. Trong đó, đời sống của hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khó khăn, đói nghèo.

Nóng trên nghị trường: Nông nghiệp Việt Nam đang tụt hậu

Trí Lâm | 29/07/2016, 16:28

Theo đại biểu quốc hội Phan Ngọc Thọ (Thừa Thiên-Huế), nông nghiệp nước ta là bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế nhưng đang tụt hậu so với các thành phần kinh tế khác. Trong đó, đời sống của hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khó khăn, đói nghèo.

Sưu caothuế nặng

Theo ông Phan Ngọc Thọ, nông nghiệp là khu vực gắn bó với hàng chục triệu nông dân, bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp đang tụt hậu so với các thành phần kinh tế khác. Trong đó, đời sống của hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khó khăn, đói nghèo.

“Sức nóng của các hiệp định thương mại thế hệ mới đang phả vào gáy chúng ta. Khi nhiều doanh nghiệp, doanh nhân mong chờ điều đó và hy vọng sự thay đổi cho tương lai của mình thì nông dân dường như chưa chuẩn bị được gì cho tiến trình hội nhập này” – ông Thọ nhận xét.

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nhiều nơi huy động quá sức nhân dân, không khác gì “sưu cao thuế nặng” thời phong kiến. Số nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới làm cho nợ công ngày càng khó kiểm soát.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương đang là vấn đề lớn, vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Theo báo cáo của 52/62 tỉnhthành, tổng số nợ đọng tính đến hết hết tháng 1.2016 khoảng hơn 15.200 tỉ đồng.

Vị đại biểu này thẳng thắn cho biếtnhiều nông dân lo lắng cứ làm ăn như thế này thì giữ được miếng cơm manh áo còn khó chứ nói gì đến phát triển kinh tế.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) cũng nói rằngnền nông nghiệp Việt Nam thời gian qua chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai, sự cố môi trường biển… và cũng do nhiều yếu tố chủ quan.

Việc đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với tăng trưởng của GDP. Còn khan hiếm con giống, cây trồng, chi phí đầu vào cao; tình trạng hàng giả, kém chất lượng gây nhiều thiệt hại cho nông dân còn phổ biến. Điển hình là việc cấp phép khống 800 giấy phép thức ăn thủy sản giả gây hoang mang, bức xúc trong dân.

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, mô hình cánh đồng mẫu lớn chưa chú trọng nhân rộng. Việc xây dựng thương hiệu nông sản rất kém, các mặt hàng nông sản rớt giá, khó tiêu thụ…

“Những vấn đề này không mới, lặp đi lặp lại trong thời gian dài nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Điểm mới ở đây là lần đầu tiên nông nghiệp tăng trưởng âm, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân” – bà Ry nói.

Bên cạnh đó, theo bà Ry, nền nông nghiệp của Việt Nam chưa đủ mạnh để ứng phó khi thời tiết không thuận lợi, chưa chuẩn bị kỹđể hội nhập.

Nhiềuđại biểu mong mỏicác bộ trưởng và cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, tạo sự phát triển cho khu vực kinh tế này.

Đầu tư mạnh hơn cho nông dân

Đại biểu Phan Ngọc Thọ đề nghị cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của nông dân, Quốc hội cần nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiệnxây dựng nông thôn mới một cách thực chất hơn, có phương án ứng phó với thời tiết thiên tai bất lợi, có giải pháp liên kết chuỗi giá trị, bảo vệ nông dân.

Về sự cố ô nhiễm môi trưởng biển, ông Thọ cho rằngnhững địa phương bị thiệt hại cần phải được hỗ trợ và ưu tiên trong việc tái cơ cấu nông nghiệp, hỗ trợ vốn cho nông dân.

Bà Hoa Ry cũng kiến nghịQuốc hội cần giám sát chặt chẽ về nông nghiệp, cần thiết thì giám sát chuyên đề, góp phần bảo vệ người nông dân, nắm được bức tranh cụ thể của nền nông nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho nông dân.Đồng thời với đó là tăng cường đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp, nông thôn bởi hiện nay nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế, nông dân rất khó tiếp cận được với nguồn vốn phục vụ cho sản xuất mặc dù Chính phủ đã có nghị định về vấn đề này.

Cụ thể, cần xây dựng các cơ sở nghiên cứu, cung cấp giống cây trồng vật nuôi; quan tâm hơn trong việc xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hành vi gian lận thương mại, có chế tài mạnh hơn, quyết liệt hơn để bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất chân chính.

Báo cáo của Chính phủ trình bày cũng đã nêuthời gian tới sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời với đó là thúc đẩy tiêu thụ nông sản; tăng cường kiểm soát chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm khắc các vi phạm; tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, hỗ trợ diêm dân, ngư dân đánh bắt xa bờ, người dân sinh sống trên các đảo gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo...

Trí Lâm
Bài liên quan
Kỳ vọng từ cơ chế thí điểm nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm là cơ chế đúng đắn. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nóng trên nghị trường: Nông nghiệp Việt Nam đang tụt hậu