Phát biểu tại quốc hội chiều 29.7, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết Formosa đã cam kết chuyển trước một nửa số tiền bồi thường là 250 triệu đô la Mỹ.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: ‘Formosa chuyển trước 250 triệu USD bồi thường'

Trí Lâm | 29/07/2016, 16:12

Phát biểu tại quốc hội chiều 29.7, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết Formosa đã cam kết chuyển trước một nửa số tiền bồi thường là 250 triệu đô la Mỹ.

Theo Bộ trưởng Trần HồngHà, công tác bồi thường thiệt hại cho người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trungđang được tiến hành hết sức khẩn trương. Theo đó,Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ báo cáo kế hoạch vớiQuốc hội.

Theo ông Hà, những công việc cụ thể mà bộ đang tiến hành là xử phạt các hành vi vi phạm hành chính đối với Formosa, cụ thể là xử lý53 sai phạm. Cùng với đó là kế hoạch toàn diện để khắc phục vi phạm, bao gồm việc chuyển đổi công nghệ, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải, triển khai các hệ thống ứng phó với ô nhiễm môi trường, triển khai hệ thống quan trắc trực tuyến giám sát tất cả các chỉ tiêu có liên quan trong chất thải.

Ông Hà cho hay, ngay từ khi có sự cố, cùng với việc điều tra và đánh giá nguyên nhân, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, đánh giá các hệ sinh thái môi trường biển.

“Bước đầu đã có thông tin đưa ra dựa trên nghiên cứu khoa học, chặt chẽ. Dự kiến đến ngày15.8 sẽ đưa ra tham khảo ý kiến của các nhà khoa học để đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể để phục hồi hệ sinh thái” – ông Hà nói.

Bộ trưởngTài nguyên – Môi trường cũng cho biếtChính phủ đã chỉ đạo xây dựng một hệ thống giám sát và quan trắc chất lượng môi trường trên vùng biểnmiền Trung, từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng. Sự cố này cũng đặt ra vấn đề đánh giá tác động môi trường, giám sát môi trường, cũng như thanh tra, kiểm tra.

Theo ông Hà, đã có rất nhiều quy định pháp luật cho lĩnh vực tài nguyên, môi trường. Chính phủ cần đề cao tiêu chí này trong việc thu hút đầu tư.

Bộ Tài nguyên – Môi trường sẽ rà soát các đề nghị nâng cao tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam; rà soát các nguồn thải,tích cực cải cách hành chính, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả; áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc khai thác tài nguyên.

“Chúng ta cần tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực này. Tôi cũng cảm ơn nhân dân đã dõi theo công tác điều tra và xử lý sự cố. Sự chia sẻ này đã giúp chúng tôi rất nhiều trong công việc điều tra nguyên nhân” – ông Hà bày tỏ.

Theo đại biểu Tô Văn Tám, trong Khung chính sách đầu tư vì phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam tham gia, có điều khoản phải tuân thủ môi trường đại dương, tài nguyên biển, có các mục tiêu về bảo vệ môi trường khi xem xét các dự án cấp phép đầu tư. Chúng ta cũng có nhũng luật về bảo vệ tài nguyên biển, về môi trường nhưng thực tế đã xảy ra những gì?

“Người dân 4 tỉnh miền Trung vẫn chờ câu trả lời cho câu hỏi "Liệu biển miền Trung đến bao giờ trong lành như xưa? Liệu sự cố có còn tiếp diễn hay không?". Nếu không trả lời được những câu hỏi đó thì cần đặt ra vấn đề rằng dự án Formosa có nên tồn tại nữa hay không?” – ông Tám nói.

Ngoài ra, theo ông Tám, tình trạng xả thải ô nhiễm ở các sông suối đang biến chúngthành những dòng sông suốichết, đang tạo nên sức ép đối với đời sống của người dân. Khi sức ép này gia tăng sẽ dễ tạo nên sự quá khích của người dân.

“Tại sao các chủ trương đúng đắn về môi trường đã được ban hành không được chú ýtrong cấp phép đầu tư? Đề nghị tổng kiểm tra các dự án nhà máy đang hoạt động, chuẩn bị hoạt động và cần mạnh tay hơn nữa” – ông Tám nhấn mạnh.

Trong báo cáo kinh tế xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh sẽ đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngànhcác cấp, nhất là chính quyền địa phương, trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo đó, kiên quyết không cho phép các dự án không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường được hoạt động.

Đồng thời, Thủ tướng cho biết sẽ kịp thời bồi thường thiệt hại cho người dân và khắc phục hậu quả sự cố môi trường tại ven biển 4 tỉnh miền Trung.

Ngoài ra, liên quan đến lĩnh vực tài nguyênmôi trường, Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản, đất đai, nguồn nước. Kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản, cát sỏi trái phép. Thực hiện nghiêm quy định về bảo vệ và phát triển rừng; đóng cửa rừng tự nhiên. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước xuyên quốc gia.

Trí Lâm
Bài liên quan
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát tiến độ thi công cao tốc tại Sóc Trăng
Trong chuyến khảo sát tiến độ thi công các tuyến cao tốc trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long, sáng 20.11, đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà làm trưởng đoàn đã đến khảo sát tiến độ thi công dự án thành phần 4, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: ‘Formosa chuyển trước 250 triệu USD bồi thường'