Sau khi kiểm tra lại lý lịch, bằng đại học của Phạm Công Danh, Hội đồng xét xử khẳng định bằng đại học của Trường đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên ngành Quản trị kinh doanh mà bị cáo sử dụng để trình Ngân hàng Nhà nước là bằng giả.
Trong phiên tòa sáng 29.7, khi được chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Phạm Lương Toản - Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM hỏi về quá trình học tập, Phạm Công Danh đã trả lời quanh co, không đi thẳng vào vấn đề chính.
Chính điều này khiến Hội đồng xét xửphải công bố nội dung trong hồ sơ liên quan đến học vấn của bị cáo. Cụ thể, bằng đại học mà Phạm Công Danh sử dụng để trình lên Ngân hàng Nhà nước trong đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB) là bằng giả. Bởi lẽ, bằng đại học của Trường đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Phạm Công Danh có ghi thời gian học là 1987-1991. Tuy nhiên, trong phần lýlịch của bị cáo, trong khoảng thời gian 1982-1990 bị cáo đang kinh doanh tại Quảng Ngãi.
Xác minh vớiTrường đại học Kinh tế TP.HCM, trường này khẳng định không có sinh viên nào tênPhạm Công Danh với lýlịch trên theo học tại trường trong khoảng thời gian này.
Tại phiên tòa, chủ tọa Phạm Lương Toản đã nhắc nhở thư ký lưu ý chi tiết này. Ôngcũng có lời đề nghị với đại diện VKSND, người giữ quyền công tố tại phiên tòa xem xét khả năng truy tố Phạm Công Danh về việc sử dụng bằng giả nếu cóđầyđủ cơ sở.
Theo cáo trạng hơn 220 trang của VKSND TP.HCM, Phạm Công Danh là chủ mưu chính vụ án, phải chịu trách nhiệm toàn bộ số tiền trên 9.000 tỉđồng mà VNCB bị thiệt hại (mới chỉ giai đoạn 1). Giai đoạn 2 của vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.190 tỉđồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản. Sau đó tiếp tục giải ngân 300 tỉđồng dù không có hồ sơ vay vốn màchỉ cầm cố 6 sổ tiết kiệm (không có giá trị pháp lý), rút 903 tỉdưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỉđồng.
Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỉkhi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỉđồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần. Ngoài ra Phạm Công Danh còn chỉ đạo thuộc cấp lập 2 hồ sơ thuê mặt bằng khống trục lợi 580 tỉđồng.
Ngày 29.7, Phạm Công Danh đã chính thức tham gia trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xửtại phần xét hỏi của phiên tòa sau hơn 10 ngày xét xử vụ án.
Nghinh Phong