Chính bị cáo cho rằng mình là người bị lừa khi mua Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB) bởi lẽ ngân hàng này lúc chuyển giao đã không còn khả năng thanh khoản cùng khoản tiền âm đến 6.600 tỉ đồng.

Đại án 9.000 tỉ: Phạm Công Danh nói mình bị lừa khi mua Ngân hàng Đại Tín

Hồ Phước Đông | 29/07/2016, 16:25

Chính bị cáo cho rằng mình là người bị lừa khi mua Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB) bởi lẽ ngân hàng này lúc chuyển giao đã không còn khả năng thanh khoản cùng khoản tiền âm đến 6.600 tỉ đồng.

Phiên tòa ngày 29.7, tiếp tụcxét xử đại án 9.000 tỉđồng bị thiệt hại ở Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) do Phạm Công Danh và đồng phạm gâyra. Sau hơn 10 ngày xét xử, bị cáoPhạm Công Danh lần đầu tiên tham gia phiên xét hỏi, trả lời những vấn đề liên quan đến các tình tiết của vụ án.

Nói về quá trình mua lại Ngân hàng Đại Tín, sau đó tái cơ cấu và đổi tên thành VNCB, Phạm Công Danh cho rằng mình đã bị lừa. Bởi lẽ, ngay từ bước đầu mua Ngân hàng Đại Tín, bị cáoDanh đã phải chi cho ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương) số tiền 500 tỉđồng. Theo nội dung vụ án, ông Thắm từng muốn mua lại Ngân hàng Đại Tín từ tay bà Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín). Tuy nhiên, thời điểm đó cả Ngân hàng Đại Tín và Đại Dương đều trong tình trạng kinh doanh xấu. Chính điều này khiến Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp, không cho cá nhân cùng lúc sở hữu hai ngân hàng có tình trạng kinh doanh xấu.

Tiếp sau đó, giữa Phạm Công Danh và bà Phấn đã có những thỏa thuận để chuyển giao85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín. Cụ thể, để có được số cổ phần trên cùng bất động sảntại huyện Nhà Bè vàquận 2, Phạm Công Danh phải chi ra số tiền 4.620 tỉđồng. Cho đến khi bị bắt, Phạm Công Danh đã chuyển số tiền hơn 3.600 tỉđồng cho nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín.

Khi tiếp nhận Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB), ngân hàng này đã nợ vốn chủ sở hữu hơn 2.800 tỉđồng, lỗ lũy kế lên đến 6.800 tỉđồng. Có nghĩa là,riêng chỉ việc tiếp nhận Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh đã phải chịusố tiền âm lên đến hơn 6.600 tỉđồng, đó làchưa nói đến số tiền 4.620 tỉđồng phải trả cho bà Phấn.

Cùng với đó, bị cáo Danh cũng trả lời trước Hội đồng Xét xửrằng khả năng thanh khoản của VNCB sau khi tiếp quản từ tay bà Phấn đã không còn. Bị cáo còn nói: “Có một khách hàng tại TP.Cần Thơ tới ngân hàng rút tiền, đãhuy động cả hệ thống của VNCB nhưng cũng không có khả năng chi trả. Thậm chí bị cáophải bỏ tiền túi ra trả cho khách vài ngày sau đó".

Cùng với đó, Ngân hàng Đại Tín còn nợ tiền chăm sóc khách hàng ở toàn bộ trên 120 chi nhánhkhắp cả nước. Theo lời khai của ông Danh, ngay sau khi tiếp nhận, bị cáophải gánh toàn bộ số tiền này, chi trả cho khách hàng để đảm bảo việc hoạt động của ngân hàng vừa tiếp nhận.

Với việc phải tiếp nhận một ngân hàng không còn khả năng thanh khoản cùng một số tiền âm cực lớn, Phạm Công Danh còn tiếp tục khiến VNCB sa lầy nhiều lần. Chỉ đến cuối năm 2013, sau khi kiểm toán, VNCB đã lỗ lũy kế hơn 8.300 tỉđồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 5.100 tỉđồng.

Chủ tọa hỏi về việc khi biết thực trạng của Ngân hàng Đại Tín, có không ít nhà đầu tư đã rút lui, tại sao bị cáo vẫn cứmua lại ngân hàng này, Phạm Công Danh trả lời: “Tôi đã dự tính, nhưng không ngờ nằm ngoài dự tínhvà khả năng của tôi. Khi tôi bỏ ra số tiền 2.000 tỉđồng, tôi biết mình không có khả năng làm tiếp nên đã gặp Tổ thanh tra Ngân hàng Nhà nước để bàn giao lại VNCB. Nhưng sau khi được động viên, đặc biệt là tôi được biết việc tái cơ cấu một ngân hàng sẽ dễ hơn lập ra một ngân hàng mới nên tôi tiếp tục làm”.

Chính việc mua lại một ngân hàng có tình trạng kinh doanh yếu kém cùng nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác, Phạm Công Danh cùng đồng phạm đã gây ra thất thoát số tiền hơn 9.000 tỉđồng (giai đoạn 1).

Theo cáo trạng dàyhơn 120 trang của ViệnKSND TP.HCM, Phạm Công Danh là chủ mưu chính vụ án, phải chịu trách nhiệm toàn bộ vềsố tiền hơn 9.000 tỉđồng mà VNCB bị thiệt hại (mới chỉ giai đoạn 1). Giai đoạn 2 của vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Theo cáo trạng, bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.190 tỉđồng nhưng không được sự đồngý và có chữ ký của chủ tài khoản. Sau đó các bị cáo còntiếp tục giải ngân 300 tỉđồng dù không có hồ sơ vay vốn màchỉ cầm cố 6 sổ tiết kiệm (không có giá trị pháp lý), rút 903 tỉ đồngdưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỉđồng.

Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỉkhi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỉđồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần. Ngoài ra Phạm Công Danh còn chỉ đạo thuộc cấp lập 2 hồ sơ thuê mặt bằng khống trục lợi 580 tỉđồng.

Nghinh Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại án 9.000 tỉ: Phạm Công Danh nói mình bị lừa khi mua Ngân hàng Đại Tín