Nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu của CHDCND Triều Tiên đã bị loại khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân trước lúc hội nghị thượng đỉnh với Mỹ diễn ra, vì những cuộc đào tẩu cùng cáo buộc gián điệp gần đây đã làm xói mòn lòng tin mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un dành cho họ.

Ông Kim chỉnh đốn đội ngũ ngoại giao trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 21/02/2019, 11:46

Nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu của CHDCND Triều Tiên đã bị loại khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân trước lúc hội nghị thượng đỉnh với Mỹ diễn ra, vì những cuộc đào tẩu cùng cáo buộc gián điệp gần đây đã làm xói mòn lòng tin mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un dành cho họ.

Một tuần trước khi tái ngộ Tổng thống Donald Trump tại Hà Nội, ông Kim thay thế một loạt nhà ngoại giao lẫn quan chức cấp cao từng phục vụ dưới thời hai nhà lãnh đạo trước bằng dàn nhân sự cố vấn mới trẻ trung hơn.

Đáng chú ý là động thái bổ nhiệm một nhân vật ít tiếng tăm là ông Kim Hyok-chol tham gia các vòng đàm phán với Đặc phái viên về Triều Tiên của Mỹ Stephen Biegun.

Ông Kim Hyok-chol từng là Đại sứ tại Tây Ban Nha, bị trục xuất năm 2017 do Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân và tên lửa. Ông hiện làm việc cho Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên (SAC, nhà lãnh đạo Kim giữ chức Chủ tịch ủy bannày).

Người chịu trách nhiệm làm việc với Đặc phái viên Biegun trước đây là Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui. Bà đóng vai trò quan trọng trong công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore năm ngoái.

Reuters dẫn lời một nguồn tin Hàn Quốc phân tích: “Nhiều nhà ngoại giao bị lãng quên do phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt cũng như nghi vấn về lòng trung thành của họ. Kim Hyok-chol rõ ràng đã vượt qua khảo nghiệm để trở thành nhân vật dẫn dắt đàm phán”.

Cũng theo nguồn tin Hàn Quốc, hai vụ việc Phó đại sứ tại Anh Thae Yong-ho đào tẩu năm 2016 và Đại sứ tại Ý Jo Song-gil mất tích đầu năm nay có ảnh hưởng nhất định khiến nhà lãnh đạo Kim quyết định đề bạt ông Kim Hyok-chol.

Điều khiến nhà lãnh đạo Kim càng thêm thiếu tin tưởng các nhà ngoại giao kỳ cựu còn có chuyện Thứ trưởng Ngoại giao Han Song-ryol chuyên trách quan hệ với Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp cho Washington, hai nguồn thạo tin khác tiết lộ.

Han Song-ryol nổi tiếng và từng rất được kính trọng. Ông là quan chức quản lý một kênh ngoại giao Mỹ - Triều ngầm trong nhiều năm trước khi về nước năm 2013.

Từ năm 2018 đến nay nhân vật này biệt vô âm tín. Tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) tháng trước tiết lộ ông Han bị đưađến một trại lao động cải tạo sau khi trình một đề xuất đàm phán hạt nhân trái với định hướng của đảng Lao động Triều Tiên.

Tuần trước, Đại sứ quán Nga tại Triều Tiên xác nhận thông tin Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao quốc gia Đông Bắc Á này vừa có người đứng đầu mới tên Kwon Jong-gun. Vị trí ấy vốn bỏ trống từ lúc bà Choe Son-hui đượcthăng chức Thứ trưởng.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cũng chưa hề nhận được cơ hội thể hiện khi nhà lãnh đạo Kim tiếp tục sử dụng Trưởng ban Mặt trận thống nhất phụ trách quan hệ liên Triều của đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol làm việc với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
TikTok hiện thông báo tạm ngừng hoạt động ở Mỹ, nhắc đến ông Trump, vẫn khả dụng tại Việt Nam
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Kim chỉnh đốn đội ngũ ngoại giao trước thềm hội nghị thượng đỉnh