Cựu Giám đốc CIA John Brennan cũng nghi rằng Nga “có biết chuyện gì đó không hay của cá nhân ông Trump”. Vài tuần qua, nhiều đảng viên Dân chủ cũng nghi như thế.

Ông Putin nắm được điểm yếu của ông Trump?

01/08/2018, 18:33

Cựu Giám đốc CIA John Brennan cũng nghi rằng Nga “có biết chuyện gì đó không hay của cá nhân ông Trump”. Vài tuần qua, nhiều đảng viên Dân chủ cũng nghi như thế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AP

Nga biết điểm yếu của ông Trump?

Bà Julia Davis, một chuyên gia về hoạt động tuyên truyền của Nga thuộc tổ chức nghiên cứu Atlantic Council (Mỹ) nói các mục tiêu chính của Nga gồm thúc đẩy để ông Trump dỡ bỏ lệnh cấm vận Nga, can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và gây chia rẽ, nhằm phá hoại NATO và khối Liên hiệp châu Âu.

Bà Davis nói thêm rằng, sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga ngày 16.7 ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, các nhà bình luận truyền thông Nga chào đón hành xử “về phe” với lãnh đạo Nga (người phủ nhận cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ) của ông Trump với sự lo ngại, chế giễu và thương hại, mà chắc chắn các thái độ này có sự phê duyệt của Điện Kremlin.

Bà Davis nói với Newsweek: “Họ thường được chỉ đạo đề cập vấn đề gì đó và tỏ thái độ. Các bình luận có nhà nước Nga kiểm soát chặt chẽ, và họ sẽ không dám đi chệch hướng chỉ đạo”.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, Điện Kremlin “ngày càng thất vọng” trước việc Quốc hội Mỹ ngày càng kiểm soát chặt ông Trump, mở đầu là trừng phạt Nga, cho phép chính phủ Mỹ nâng cấp kho vũ khí hạt nhân và tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc nội chiến ở miền đông nước này.

Bên cạnh đó là các cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016 của Công tố viên đặc biệt Robert Muller và Ủy ban tình báo Thượng viện. Đấy là các hoạt động động độc lập vốn không hề có ở Nga thời ông Putin, theo bà Davis.

Ngày 25.7, luật sư riêng Michael Cohen của ông Trump tố cáo ông Trump có biết trước và cho phép con trai trưởng gặp nhóm người Nga hứa trao tin bôi nhọ đối thủ tranh cử Hillary Clinton.

Cáo buộc của Cohen càng có tiềm năng làm suy yếu thêm quyền lực của Tổng thống Mỹ. Bà Davis nói Nga đã phân tích về cáo buộc này: “Họ thích nói về ông Trump là người yếu ớt, bất tài và chỉ là một tên hề. Họ vẫn nghĩ ông ấy có thể tự chứng minh là có thể làm được những điều ông ấy hứa làm. Nhưng nếu ông ấy thất bại, tôi cho rằng họ cũng không thèm bận tâm. Họ sẽ càng nhảy bật lên để giúp kéo ông ấy xuống hẳn”.

Cựu đặc vụ CIA Milton Bearden - tác giả đầu sách “Đối thủ chính” với sự hợp tác của nhiều cựu quan chức KGB (tình báo Liên Xô) nói: “Các biện pháp hạ bệ đối thủ của ông Putin có thể là làm lộ những chi tiết pha trộn sự thực với dựng chuyện, về nghi án ông Trump mắc nợ các đại gia và chủ ngân hàng Nga”.

Ông Bearden nói với Newsweek: “Putin có thể tiếp tục gắn bó với người bạn tốt nhất của ông ấy, và theo dõi sự chia rẽ sẽ tiếp tục xé toạc xã hội Mỹ. Nhưng nếu mọi chuyện bắt đầu lắng xuống, Putin có thể bắt đầu tung ra bất kỳ thứ gì giúp ông ấy nắm thóp được tổng thống Mỹ. Đó có thể là thông tin thật về những vụ làm ăn với dòng tiền từ Ngân hàng Đức (Deutsche Bank) hoặc là thông tin giả được dựng giống y như chuyện có thật”.

Cựu Giám đốc CIA John Brennan cũng nghi rằng Nga “có biết chuyện gì đó không hay của cá nhân ông Trump”. Vài tuần qua, nhiều đảng viên Dân chủ cũng nghi như thế.

Ông Trump ngại Nga giúp đảng Dân chủ

Hồi tháng 3, cựu đặc vụ CIA John Sipher chuyên về Nga cũng nêu: “Tôi có thể tưởng tượng ra nhiều kịch bản”, gồm Điện Kremlin tung những tin giả cho giới truyền thông Mỹ hạ bệ ông Trump, hoặc “quạt” lên sự hỗn loạn trong chính trường Mỹ.

Sipher từng là trưởng phân nhánh CIA ở Moscow, nói ông Putin từng là điệp viên KGB sẽ tiếp tục áp dụng “các giải pháp ngầm” từng giúp ông can thiệp bầu cử Mỹ thành công, như “vũ khí hóa” mạng xã hội, tìm cách gây chia rẽ ở chính trường Mỹ và củng cố những tư tưởng cực hữu lẫn cực tả.

Sipher cùng các chuyên gia về Nga đều khẳng định rằng khi Mỹ chuẩn bị vào mùa bầu cử quốc hội giữa kỳ (tổ chức tháng 11 tới), Mỹ cần nhớ kỹ rằng Nga đã lũng đoạn các sự việc ở Ukraine, Áo, Đức, Cộng hòa Czech và Montenegro cùng các khu vực khác:

Nga đầu tư dài hơi vào các lãnh đạo trẻ, các tổ chức nhằm phát triển điệp viên Nga có thể gây ảnh hưởng với các đảng phái chính trị, từ đó thúc đẩy chủ trương thân Nga.

Bà Davis nói: “Năm 2017 đã có âm mưu điệp viên Nga ám sát Tổng thống Montenegro, để không cho nước này gia nhập NATO. Vì thế, không thể loại trừ khả năng ông Putin cũng liều lĩnh làm điều đó ở Mỹ”, ý là Nga sẽ ám sát ông Trump.

Nhưng thay vào đó, ông Putin đã “dọn bãi” để bỏ rơi ông Trump, khi ông Trump đã bị suy yếu từ những hành động của Quốc hội Mỹ, hoặc sẽ bị cáo buộc đã nhờ Nga can thiệp để trúng cử tổng thống.

Bà Davis kết luận: “Khi Trump phải ra đi, Putin chắc chắn không muốn bị xem là người thuộc băng nhóm của ông Trump”.

Ngày 24.7, ông Trump đã viết Twitter, cho rằng chính phủ Nga đã “oải” khả năng lãnh đạo của ông, và nay muốn can thiệp vào cuộc bầu cử quốc hội Mỹ giữa kỳ để giúp đảng Dân chủ.

Sau cuộc gặp Tổng thống Putin, ông Trump cố gắng tự mô tả ông rất cứng rắn với ông Putin. Tại cuộc họp chính phủ ở Nhà Trắng hôm 18.7, ông Trump nói: “Chưa có tổng thống nào cứng rắn với Nga như tôi. Tôi cho rằng Tổng thống Putin biết rõ điều này hơn ai hết. Ông ấy hiểu và không hài lòng, và ông ấy chớ nên hài lòng vì điều đó”.

Khi trả lời phỏng vấn của hãng tin CBS tối 18.7, ông Trump nói ông đồng ý với kết luận của 17 cơ quan tình báo Mỹ, rằng Nga đã tìm cách tác động cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Ông Trump khẳng định đã nói “rất mạnh” với ông Putin, rằng Mỹ không chấp nhận bất kỳ nỗ lực tái diễn can thiệp nào. Ông cũng yêu cầu Nga phải chấm dứt can thiệp vào chính trị Mỹ.

Tại Helsinki, ông Putin được hỏi có muốn ông Trump trúng cử tổng thống năm 2016 hay không, và Tổng thống Nga đáp: “Tôi có muốn ông ấy thắng, vì ông ấy đã nói muốn khôi phục quan hệ bình thường giữa Mỹ với Nga”. Ông không trả lời câu hỏi ông có chỉ đạo tình báo Nga phá cuộc tranh cử của bà Hillary Clinton hay không.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Putin nắm được điểm yếu của ông Trump?