Thất vọng vì sự dè dặt trong chi tiêu quốc phòng của các đồng minh, chính quyền Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đưa ra yêu cầu các quốc gia nơi quân đội Mỹ đang đóng quân phải gánh toàn bộ chi phí cho “đặc quyền” bảo vệ an ninh.
Bloomberg dẫnnhiềunguồn tin từ chính quyền Tổng thống Trump cho biết, Nhà Trắng đang theo đuổi kế hoạch mang tên "Cost Plus 50", yêu cầu các nước Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia đang có sự hiện diện của quân đội Mỹ phải trả thêm 50% chi phí cho sự phục vụ của họ, bao gồm các khoản tiền "hoa hồng" của binh sĩ.
Kế hoạch "Cost Plus 50" đã được Tổng thống Trump nghiên cứu trong nhiều tháng. Đề xuấtnày đã được Mỹ đưa ra trong cuộc họp với Hàn Quốcbàn về kinh phí duy trì lực lượng đồn trú. Nếu kế hoạch được thực hiện,Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể tiếp tục phải trả cho Mỹ chi phí an ninh cao gấp 5 hoặc 6 lần hiện nay.
"Chúng tôi muốn thực hiện Cost Plus 50", các phương tiện truyền thông trích dẫn lời ông Trump trong một buổi đàm phán.
Tuy nhiên, kế hoạch trên có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt từ các đồng minh của Mỹ như Đức, Ý và Tây Ban Nha. Không giống như Hàn Quốc - nơi lính Mỹ có trách nhiệm răn đe, ngăn cản cuộc tấn công tiềm tàng từ Triều Tiên, hay Nhật Bản – nơi coi sự hiện diện của quân đội Mỹ như một yếu tố cơ bản nhằm đối phó với sự “bành trướng” của Trung Quốc. Lực lượng binh sĩ Mỹ triển khai ở các nước châu Âu gần như không đóng vai trò đáng kể trong việc bảo đảm an ninh lãnh thổ mà chỉ phục vụ lợi ích của Mỹ. Vì vậy các quốc gia này có lý do để bác bỏ yêu cầu chi trả thêm tiền do Mỹ đưa ra.
Mỹ hiện đang đàm phán về tình trạng của 28.500 binh sĩ ở Hàn Quốc. Hai nước cuối cùng đã đồng ý về việc Seoul trả 924 triệu USDvào năm 2019, tăng từ 830 triệu USDnăm trước. Trong khi đó, Đức nơi đang có 32.000 binh sĩ Mỹcũng phải trả cho Mỹ khoảng 1 tỉUSD mỗi năm.
Quân đội Mỹ hiện cókhoảng 600căn cứ bên ngoài lãnh thổ tính từ năm 2013, với gần 200.000 binh sĩ ở nước ngoài tính đến năm 2017. Binh sĩ Mỹ đã đóng quân tại Nhật Bản và Đức kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ II năm 1945 và ở Hàn Quốc kể từ khi lệnh ngừng bắn được thiết lập nhằmchấm dứt Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1953.
Hiện ngân sách quốc phòng của Mỹ cao hơn nhiều so với tổng ngân sách của 12 quốc gia lớncộng lại - bao gồm Trung Quốc (224 tỉUSD), Nga (44 tỉUSD) và Ấn Độ (55,2 tỉUSD)...Ngân sách quốc phòng Mỹ trong năm 2019 ước tính khoảng716 tỉUSD, và có thể lên tới 750 tỉUSD vào năm 2020.
Hoàng Vũ (theo RT, Stripes)