“Đây là một thông điệp hướng tới Trung Quốc. Đây là một thông điệp về quan hệ đối tác nhiều bên và quyền tự do đi lại”.

Pháp hồ hởi tham gia tập trận cùng Mỹ, Nhật đối phó Trung Quốc

Anh Tú | 06/12/2020, 15:16

“Đây là một thông điệp hướng tới Trung Quốc. Đây là một thông điệp về quan hệ đối tác nhiều bên và quyền tự do đi lại”.

Theo tin từ tờ Sankei, Nhật Bản, Pháp và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung trên bộ và trên biển lần đầu tiên vào tháng 5.2021 trong bối cảnh quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động trong khu vực,

Các cuộc tập trận được tiến hành trên một trong những hòn đảo ngoài khơi xa của Nhật Bản. Nội dung tập trận sẽ tập trung vào việc thực hiện cứu trợ trong thảm họa thiên nhiên, nhưng các đơn vị cũng có thể lập căn cứ cho việc phòng thủ trên đảo.

Đồng thời, trang Sankei còn tiết lộ các cuộc tập trận chung nhằm mục đích chống lại Trung Quốc trong mối lo ngại Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với các đảo do Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa trả lời trước đề nghị xác nhận của Reuters. Trong khi đó, nhân tố mới là Pháp lại hé lộ úp mở thông điệp của mình. Trong một cuộc phỏng vấn riêng với tờ Sankei, Đô đốc Pierre Vandier, tham mưu trưởng hải quân Pháp tuyên bố : “Chúng tôi muốn chứng tỏ sự hiện diện của mình tại khu vực và gửi thông điệp về sự hợp tác Nhật-Pháp”.

“Đây là một thông điệp hướng tới Trung Quốc. Đây là một thông điệp về quan hệ đối tác nhiều bên và quyền tự do đi lại”.

Việc Nhật cùng Mỹ tham gia các cuộc tập trận trên biển để thể hiện thái độ với Trung Quốc không phải chuyện hiếm. Thậm chí, Mỹ và các đồng minh khác trong khối nước nói tiếng Anh đưa tàu đến tây Thái Bình Dương cũng không ít nhưng việc Pháp có cùng tiếng nói chung với Nhật và Mỹ trong vấn đề đưa ra thông điệp với Trung Quốc là điểm khá mới lạ. Dường như, Pháp đang hào hứng với các vấn đề quốc tế, đặc biệt ở Thái Bình Dương hơn sau khi Mỹ chuẩn bị có chính quyền mới.

Bài liên quan
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
39 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Pháp hồ hởi tham gia tập trận cùng Mỹ, Nhật đối phó Trung Quốc