Yêu cầu thực hiện 4 tổng công ty của Bộ Xây dựng trong năm 2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết của các tổng công ty, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.

Phó Thủ tướng: Chống lợi ích nhóm, thất thoát khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

1 | 18/03/2017, 06:14

Yêu cầu thực hiện 4 tổng công ty của Bộ Xây dựng trong năm 2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết của các tổng công ty, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.

Cổ phần hóa 4 tổng công ty trong năm 2017

Văn phòng Chính phủ vừa công bố Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về việc sắp xếp đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu, giai đoạn 2011-2016, nhiệm vụ đến năm 2020.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, trong năm 2017 sẽ thực hiện cổ phần hóa các tổng công ty: Sông Đà, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Công nghiệp Xi măng Việt Nam theo quy định pháp luật.

Đồng thời, thực hiện thoái vốn nhà nước, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 12 tổng công ty đã cổ phần hóa và 4 tổng công ty đang tiến hành cổ phần hóa theo quy định, bảo đảm tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ theo đúng quy định tại Quyết định số 58 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 với lộ trình gồm 3 nhóm.

Nhóm 1: Giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước 40,71% vốn điều lệ tại Tổng công ty LICOGI-CTCP và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quý I năm 2017.

Nhóm 2: Thực hiện thoái vốn nhà nước theo lộ trình đến hết năm 2018 về mức 0%, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đối với 10 doanh nghiệp gồm các Tổng công ty: Vật liệu xây dựng số 1, Xây dựng số 1, Sông Hồng, Đầu tư và Phát triển xây dựng, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng, Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam, Tư vấn xây dựng Việt Nam, Cơ khí xây dựng và Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.

Nhóm 3: Thực hiện cổ phần hóa, bán bớt phần vốn nhà nước, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019 tại các Tổng công ty: Sông Đà, Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Lắp máy Việt Nam-CTCP và Viglacera-CTCP; xây dựng lộ trình cụ thể chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về SCIC theo quy định. Năm 2020, điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các Tổng công ty này theo đúng quy định tại Quyết định 58 và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020.

Đối với Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long và Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao, Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước 65,76% tại Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà về Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước 80,79% tại Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao từ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị về Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.

Tái cơ cấu toàn diện Xi măng Hạ Long và Xi măng Sông Thao

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bảo đảm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, quản lý tốt tài sản, đất đai và giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định pháp luật; không để tồn tại những khó khăn, vướng mắc kéo dài sau khi các tổng công ty được cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, xây dựng phương án thoái vốn nhà nước đối với từng tổng công ty theo lộ trình trên, bảo đảm đúng quy định tại Quyết định số 58 và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý, Bộ Xây dựng phải xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong triển khai thực hiện, khuyến khích và có giải pháp phù hợp đẩy nhanh hơn tiến độ cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nêu rõ yêu cầu đối với Bộ Xây dựng, đó là tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết của các tổng công ty, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, chống tiêu cực, lợi ích nhóm, xử lý nghiêm các vi phạm.

Cơ quan này phải phối hợp với SCIC, thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần, phải đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo đúng quy định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Xây dựng cũng được giao chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam thực hiện tái cơ cấu toàn diện các Công ty cổ phần Xi măng: Hạ Long, Sông Thao, bảo đảm các Công ty ổn định và phát triển, cân nhắc, tính toán về nguồn vốn cho phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long, trách nhiệm trả nợ vay của công ty này, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Bích Diệp/Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó Thủ tướng: Chống lợi ích nhóm, thất thoát khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước