Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ KH&CN, các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ theo tinh thần cơ quan quản lý Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất để Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng hoạt động hiệu quả và phát triển vững chắc.
Phó Thủ tướng đề cập đến 7 nội dung mà Hiệp hội nên tập trung trong hoạt động của mình:
“Chúng ta chỉ có thể phát triển được bằng cách phải có đột phá thật sự về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Rõ ràng sức cạnh tranh của nền kinh tế VN so với các nước trong khu vực, so với thế giới là không cao”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.
“Tất cả trách nhiệm không phải của riêng ngành giáo dục, nhưng trước hết trong đó có một phần trách nhiệm của mình và trên nguyên tắc chúng ta cứ làm thật tốt công việc của mình. Còn trách nhiệm của các bộ phận khác thì các bộ phận khác phải làm”.
Các chương trình hành động của Hiệp hội:
- Hoạt động tham mưu, xây dựng và phản biện chủ trương chính sách phát triển giáo dục (cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân,các loại hình cơ sở giáo dục đại học, chính sách tài chính).
- Hỗ trợ các hội viên, trọng tâm là những việc then chốt nhằm đảm bảo chất lượng đồngbộ của các cơ sở giáo dục đại học như mạng thư viện điện tử, liên kết chương trình, sách giáo khoa, trao đổi về các chuyên đề, kiểm định chất lượng giáo dục.
- Những hoạt động về hội nhập quốc tế.
“Muốn gì thì gì chúng ta phải khuyến khích các trường tham gia vào việc xếp hạng khu vực và thế giới. Chúng ta không tuyệt đối hóa vấn đề này, nhưng phải tham gia vào để biết mình ở đâu và như thế nào. Những tiêu chí phân hạng thì căn bản cũng phải theo thế giới”.
Phó Thủ tướng phân tích: “Nếu so sánh số người trong độ tuổi đi học đại học của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thấp, và thấp so ngay chính với kế hoạch đã đề ra. Do đó về số lượng chúng ta cũng không nên cho rằng đã thừa. Chúng ta đào tạo ra nhiều nếu chất lượng tốt thì đấy là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước mở rộng sản xuất.
Thứ tư, để tiến tới hội nhập không có con đường nào khác là phải tự chủ, bởi vậy ngoài 4 trường được Chính phủ chỉ định thí điểm cơ chế tự chủ, các trường khác nếu đủ kiều kiện có thể làm đề án trình Chính phủ.
Đây là vấn đề cần phát động thi đua trong Hiệp hội, không thể cứ lấy hết lý do này, lý do khác để duy trì bao cấp mãi được.
“Hai mươi mấy năm trước chúng ta đổi mới doanh nghiệp cũng tranh luận rất nhiều, ngày hôm nay chúng ta có trên 400 nghìn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ còn dưới 1000 so với khi mới đổi mới có 11 nghìn doanh nghiệp. Tuy nhiên, số trường trường học từ khi đổi mới tới giờ, trường công chiếm số lượng quá lớn. Vấn đề là ngân sách nhà nước đã đến lúc không thể cứ lo mãi như vậy được. Nếu cứ lo như vậy thì chất lượng không thể cao được, bởi vì ngân sách nhà nước đầu tư ra chỉ có vậy”.
Phó Thủ tướng đồng thời chỉ rõ, trong vấn đề tự chủ, nếu sinh viên con em là đối tượng chính sách thì nhà nước sẽ có trách nhiệm; nếu ngành nào nhà nước cần đào tạo thì đặt hàng cho các trường, còn lại các trường phải tự chủ về tài chính và tiến tới tự chủ như các trường tư.
Sắp tới việc tổ chức triển lãm Giáo dục kết hợp với các diễn đàn GD quốc tế là một việc tốt các trường nên tham gia.
Thứ bảy, hoan nghênh việc Bộ Giáo dục cử Thứ trưởng tham gia vào Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng VN. “Hiệp hội không chỉ phản biện chính sách, chúng tôi mong muốn muốn xa hơn là Hiệp hội nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách, để tạo điều kiện cho đại học, cho cộng đồng phát triển”.
Nguyệt Vũ