Chiều 16.10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chủ trì cuộc họp trực tuyến với đại diện các tỉnh từ Khánh Hòa trở ra miền Bắc cùng các thành viên bộ ngành để chủ động ứng phó cơn bão số 7 và khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh miền Trung.

Phó thủ tướng họp chỉ đạo các địa phương ứng phó cơn bão số 7

Lê Đình Dũng | 16/10/2016, 20:27

Chiều 16.10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chủ trì cuộc họp trực tuyến với đại diện các tỉnh từ Khánh Hòa trở ra miền Bắc cùng các thành viên bộ ngành để chủ động ứng phó cơn bão số 7 và khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh miền Trung.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho biết việc ứng phó với cơn bão số 7 đúng lúc các tỉnh Bắc vàmiền Trung đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa lũ sau áp thấp nhiệt đới gây ra; hơn nữa bão Sarika là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rất rộng trên vùng biển từ Khánh Hòa đến Quảng Ninh.

Đường đi của bão số 7 - Sarika được dự báo vào hồi 17 giờ ngày 16.10 - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạoUBND các tỉnh, thành phố từ Khánh Hòa đến Quảng Ninh theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh; quản lý chặt chẽ hoạt động của các tàu thuyền, kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch. Tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, vận hành cửa van xả nước đón lũ đảm bảo an toàn đập; chỉ đạo việc chằng chống nhà cửa…

Các bộ ngành là thành viên Ban Chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương sẵn sàng, chủ động triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó và khắc phục hậu quả theo phương châm 4 tại chỗ.

Các cơ quan VTV, VOV, Đài thông tin Duyên hải và các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão, tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin để người dân biết chủ động phòng tránh.

Thống kê từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, từ ngày 13.10 đến sáng 16.10, mưa lớn làm mực nước lũ trên các sông lên nhanh, nhiều sông tại Hà Tĩnh và Quảng Bình lên mức xấp xỉ lũ lịch sử, gây ngập úng diện rộng, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường giao thông địa phươngbị ngập sâu, đường sắt Bắc-Nam đi qua khu vực tỉnh Quảng Bình đã bị ngập nhiều đoạn.

Mưa lũ nhấn chìm làng mạc ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình ngày 14 và 15.10

Thiệt hại bước đầu tính đến ngày 16.10 bao gồm: 21 người chết (Nghệ An 2 người, Hà Tĩnh 2 người, Quảng Bình 15 người, Huế 2 người); 8 người mất tích (Hà Tĩnh 1 người, Quảng Bình 7 người); 18 người bị thương (Quảng Bình 13 người, Quảng Trị 3 người, Huế 2 người). Tổng số nhà ngập, hư hỏng là 100.383 căn.

Hiện các địa phương vẫn đang khắc phục hậu quả của đợt lũ. Tuy nhiên, việc cơn bão số 7 với cường độ mạnh, dự kiến sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Khánh Hòa trở ra, sẽ tạo ra những thách thức lớn đối các tỉnh miền Trung trong việc đối phó với bão và mưa lũ trong tình trạng "bão chồng bão".

Thạch Châu
Bài liên quan
Mô hình AI có thể dự báo lũ lụt ở mọi con sông trên Trái đất với khả năng vượt trội
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển ra mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ED-DLSTM, có thể dự báo nguy cơ lũ lụt và dòng chảy qua nhiều khu vực, vùng miền khác nhau trên thế giới, ngay cả ở các lưu vực thiếu dữ liệu thủy văn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ngân hàng Nhà nước làm việc với TP.HCM triển khai công tác quản lý thị trường vàng
Lãnh đạo TP.HCM cho biết sẽ chỉ đạo Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường, thực hiện nhiệm vụ chính trị để ổn định thị trường vàng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó thủ tướng họp chỉ đạo các địa phương ứng phó cơn bão số 7