Ung thư dạ dày (UTDD) là loại ung thư phổ biến, đứng hàng thứ 3 trong 10 loại ung thư thường gặp nhất. Ở giai đoạn sớm, bệnh ít khi có triệu chứng, do vậy thường UTDD được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Tiên lượng của người bệnh ở giai đoạn muộn rất xấu, ít khi sống quá 5 năm.
Nguyên nhân gây bệnh được cho là sự phối hợp của hai yếu tố di truyền và môi trường. Tuy vậy, đây là bệnh có thể ngăn ngừa được, ở các nước tiên tiến như Nhật Bản và Hàn Quốc, chương trình tầm soát UTDD mang lại kết quả tốt, nhiều người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn rất sớm và dự hậu sau điều trị tốt.
Nguyên nhân của UTDD
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến UTDD, có thể kể tên vài nguyên nhân chủ yếu như: tuổi, di truyền, nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn, trào ngược acide, tia xạ.
Chế độ ăn: các thực phẩm muối, đặc biệt là các loại thịt cá bảo quản bằng cách ướp muối diêm là yếu tố nguy cơ cho UTDD.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori trong dạ dày là nguyên nhân chính của đa số các trương hợp UTDD. Vi khuẩn Helicobacter Pylori gây tình trạng viêm ở dạ dày, trải qua nhiều năm (trung bình 30 năm), niêm mạc dạ dày biến đổi qua nhiều giai đoạn và cuối cùng hình thành UTDD.
Trào ngược acide từ dạ dày vào thực quản diễn ra nhiều năm làm biến đổi tế bào ở niêm mạc thực quản, hình thành Barret thực quản. Barret thực quản là tổn thương tiền ác tính, sẽ có nguy cơ chuyển sang ung thư.
Những người có quan hệ huyết thống bậc một với người bị ung thư dạ dày sẽ có nguy cơ ung thư dạ dày.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu của ung thư phổi, nhưng cũng là nguy cơ cho UTDD.
Phát hiện bệnh
Tuổi phát hiện UTDD thường là trên 50, các tổn thương tiền ác tính có thể đã xuất hiện nhiều năm trước đó.
UTDD ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng mơ hồ giống chứng đau dạ dày thông thường. Vì vậy, nếu chờ xuất hiện triệu chứng mới đi khám thì thường chuẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn. Ở Hàn Quốc và Nhật Bản tất cả mọi công dân trên 40 tuổi được đi tầm soát UTDD bằng nội soi dạ dày hoặc chụp photofluorography dạ dày.
Ở Việt Nam, UTDD là loại ung thư khá phổ biến, vì vậy người từ 40 tuổi trở lên dù không có bất kỳ triệu chứng nào cũng nên đi nội soi dạ dày, ít nhất là một lần để xem trong dạ dày có xuất hiện dấu hiệu ung thư sớm hay tổn thương tiền ung thư hay không.
Chia sẻ thêm thông tin, ThS.BS. Nguyễn Phước Lâm, Trưởng khoa Nội soi Bệnh Viện Quốc tế City (CIH) cho biết: “dù ở bất cứ lứa tuổi nào, bệnh nhân cần đi nội soi sớm nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu báo động sau: thiếu máu, thiếu sắt, sụt cân, chán ăn, triệu chứng rối loạn tiêu hóa mới xuất hiện gần đây, ói máu, tiêu phân đen, khó nuốt. Trong tiếng Anh, từ ALARM được dùng để hệ thống lại các triệu chứng trên để dễ ghi nhớ hơn:
ThS.BS. Nguyễn Phước Lâm đang khám nội soi dạ dày cho bệnh nhân.
Tại Bệnh viện Quốc tế City, chúng tôi sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay như: máy nội soi có độ nét cao (chuẩn HD), kỹ thuật NBI phối hợp với vô cảm tốt giúp người bệnh không cảm thấy đau do vậy cho phép bác sĩ có đủ thời giờ khảo sát tỉ mỉ các vùng trong dạ dày để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư ở giai đoạn rất sớm.
Nội soi NBI là gì? NBI là viết tắt của narrow-band imaging, nghĩa là hình ảnh băng hẹp. Trong kỹ thuật NBI, người ta dùng ánh sáng màu xanh, có bước sóng ngắn, chiếu vào vùng cần quan sát thay vì là ánh sáng trắng như trong nội soi thông thường. Ánh sáng có bước sóng ngắn có khả năng đi xuyên qua bề niêm mạc, do vậy làm lộ rõ các mạch máu bên dưới và tăng độ tương phản giữa mạch máu với mô xung quanh, NBI giúp khối mô bất thường (giàu mạch máu) được phát hiện tốt hơn.
(a): Hình ảnh ung thư dạ dày sớm trên ống soi qui ước
(b): Hình ảnh ung thư dạ dày sớm trên ống soi NBI có phóng đại.
(c) và (d): Ung thư dạ dày giai đoạn muộn
Để được hỗ trợ tư vấn, quý độc giả vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Quốc tế City qua:
Tổng đài: (848) 6280 3333
Hoặc email: info@cih.com.vn