Một nhóm 17 nhà khoa học đến từ nhiều nước xác định giữa COVID-19 và bệnh tiểu đường tồn tại mối quan hệ hai chiều.

Quan hệ 2 chiều giữa COVID-19 với bệnh tiểu đường

25/06/2020, 08:20

Một nhóm 17 nhà khoa học đến từ nhiều nước xác định giữa COVID-19 và bệnh tiểu đường tồn tại mối quan hệ hai chiều.

Giữa COVID-19 và bệnh tiểu đường tồn tại mối quan hệ hai chiều? - Ảnh: SCMP

“Một mặt, tiểu đường liên quan đến nguy cơ COVID-19 trở nặng. Mặt khác ở bệnh nhân COVID-19 cũng ghi nhận tiểu đường khởi phát và biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường đã mắc trước đó”, nhóm nhà khoa học viết trong bài đăng trên tạp chí Y học New England. Họ kêu gọi nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa mối quan hệ này.

Giáo sư Francesco Rubino thuộc đại học King (Luân Đôn) - thành viên nhóm nhà khoa học - lý giải về nghiên cứu: “Bệnh nặng có thể làm tăng đường huyết thông qua cơ chế gây căng thẳng là điều ai cũng biết. Do đó chúng tôi nghĩ rằng một vài hay thậm chí nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 xuất hiện tiểu đường khởi phát có khả năng là mắc tiểu đường trước nhưng chưa phát hiện sớm, hoặc chỉ là thay đổi đường huyết tạm thời”. Mặc dù vậy ông cũng xem đây là kết quả quan sát đáng lo ngại đặt ra giả thuyết COVID-19 có thể gây tiểu đường.

Sars-Cov-2 (vi rút gây bệnh COVID-19) lợi dụng thụ thể ACE2 để xâm nhập vào các cơ quan như tụy, tuyến giáp và thận – ảnh hưởng quá trình chuyển hóa glucose, khiến nhóm nhà khoa học tin rằng mầm bệnh có thể phức tạp hóa bệnh tiểu đường. Họ chuẩn bị triển khai chương trình theo dõi quy mô toàn cầu nhằm hiểu rõ hơn về quan hệ COVID-19 - tiểu đường.

Sars-Cov-2 (vi rút gây bệnh COVID-19) lợi dụng thụ thể ACE2 để xâm nhập vào các cơ quan như tụy, tuyến giáp và thận - Ảnh: SCMP

Trước đó một bài báo đăng trên tạp chí y khoa The Lancet tháng 4 thống kê khoảng 20 - 50% số bệnh nhân COVID-19 trên toàn cầu mắc tiểu đường. Dữ liệu cho thấy hầu hết người nhiễm COVID-19 đều chịu tình trạng bị đồng thời nhiều bệnh, phổ biến nhất là tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Ở những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nguy cơ tử vong của bệnh nhân COVID-19 mắc tiểu đường cao hơn bệnh nhân không mắc tiểu đường 50%, theo bài báo.

Giáo sư Rubino khuyến cáo trước khi hiểu rõ về quan hệ COVID-19 - tiểu đường, người mắc tiểu đường nên tự đảm bảo an toàn bằng cách thường xuyên đo đường huyết và trao đổi với bác sĩ nếu có nhu cầu dùng thuốc kiểm soát lượng đường huyết. Người có nguy cơ (tiểu đường khởi phát hay trong gia đình có trường hợp tiểu đường hoặc béo phì) cần sống lành mạnh hơn.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan hệ 2 chiều giữa COVID-19 với bệnh tiểu đường