Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề xuất của Bộ Công an triển khai hệ thống quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên nên tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Quản lý tiêm vắc xin COVID-19 trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

GVP | 06/08/2021, 06:38

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề xuất của Bộ Công an triển khai hệ thống quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên nên tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an cần triển khai nhanh hệ thống quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 triển khai, thực hiện.

Trước đó, Bộ Công an đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất triển khai hệ thống quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ Công an cho biết, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân đã được đưa vào vận hành, khai thác kể từ ngày 1.7.2021. Đến nay, hệ thống đang quản lý tập trung, thống nhất thông tin của gần 100 triệu công dân.

Theo Bộ Công an, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên cả nước, việc quản lý di biến động người từ vùng dịch tại các địa phương đặt ra rất cấp bách. Bên cạnh các phương pháp truyền thống thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Bộ Công an đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống để quản lý công dân vùng dịch và quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên nền tảng Cở sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm đảm bảo thông tin công dân kê khai qua các trạm kiểm soát được xác thực chính xác; kịp thời xác định di biến động công dân vùng dịch dựa trên công tác quản lý cư trú để tiến hành truy vết công dân nghi nhiễm, dự báo tình hình nhằm chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh; quản lý tập trung dữ liệu công dân được tiêm chủng vaccine phòng ngừa COVID-19 thống nhất mà không cần phải đầu tư, xây dựng hệ thống công nghệ mới nhằm tránh lãng phí tài sản đầu tư công; phân tích được tỉ lệ dân số được chứng nhận tiêm chủng…

Đến nay, hệ thống đã chính thức hoàn thành và có thể đưa vào hoạt động ngay mà không phải đầu tư thêm kinh phí, bố trí thêm nguồn nhân lực.

Chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử: 1 mũi màu vàng, 2 mũi màu xanh

Trong khi đó, theo SK&ĐS, triển khai nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 quốc gia là nhiệm vụ quan trọng do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 giao Viettel thực hiện.

Hiện nay, nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 quốc gia đã sẵn sàng đáp ứng 5 triệu mũi/ngày, phục vụ yêu cầu tiêm chủng tăng cường, mở rộng của Bộ Y tế. Nền tảng bao gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Cổng công khai thông tin tiêm chủng COVID-19, Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng quốc gia, Trung tâm đáp ứng (MCC). Hiện nền tảng ứng dụng thực tế tại 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Khi tham gia tiêm chủng tại các điểm tiêm ứng dụng nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 quốc gia, người dân chỉ mất chưa đến 5 giây để xác nhận thông tin bằng mã QR. Sau khi dữ liệu tiêm được cập nhật lên cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung, người dân có thể tra cứu "Chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19" trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19. Những người đã tiêm một mũi vaccine phòng COVID-19 sẽ có chứng nhận màu vàng, còn người tiêm đủ 2 mũi sẽ có chứng nhận màu xanh.

Theo Trung tâm giải pháp y tế số, Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel cho biết, số hóa hoạt động quản lý tiêm chủng cần thiết để hỗ trợ các điểm tiêm bảo đảm quy định 5K, tuân thủ quy trình tiêm chủng do Bộ Y tế ban hành. 

Bên cạnh đó, nền tảng tiêm chủng giúp người dân tham gia tiêm chủng một cách chủ động, thuận tiện trong bối cảnh chỉ thị 16 đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố.

Việc cho phép đăng ký trước thông qua ứng dụng điện thoại giúp hạn chế tương tác giữa người đi tiêm và người phụ trách xác nhận thông tin, tiết giảm bước nhập liệu so với cách làm thông thường. 

Việc người dân trực tiếp nhập thông tin của mình cũng giúp giảm thiểu sai sót, bảo đảm tính chính xác của thông tin.

Theo SK&ĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quản lý tiêm vắc xin COVID-19 trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư