Theo kết quả xin ý kiến các đại biểu quốc hội, có 443/460 đại biểu đồng ý chưa thông qua dự án Luật về Hội tại kỳ họp thứ hai này của Quốc hội. Cùng với đó, trên 90% đại biểu cũng đồng ý chưa thông qua Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Như vậy, tại kỳ họp này, nhiều dự án luật đã không được Quốc hội thông qua.

Quốc hội chưa thông qua dự án Luật về Hội

Trí Lâm | 18/11/2016, 15:40

Theo kết quả xin ý kiến các đại biểu quốc hội, có 443/460 đại biểu đồng ý chưa thông qua dự án Luật về Hội tại kỳ họp thứ hai này của Quốc hội. Cùng với đó, trên 90% đại biểu cũng đồng ý chưa thông qua Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Như vậy, tại kỳ họp này, nhiều dự án luật đã không được Quốc hội thông qua.

90% không thông qua Dự án Luật về Hội

Việc ban hànhLuật về Hội được cho là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, dự án luật này được trình trước Quốc hội lại không nhận được sự đồng thuận của các đại biểu.

Đa số ý kiến đại biểu cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo luật chưa thật phù hợp với thực tiễn của hoạt động hội trong những năm qua. Thậm chí, có quy định còn hạn chế hơn so với pháp luật hiện hành, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, nặng về yêu cầu quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, dự thảo luật trình Quốc hội khoá 14 có nhiều nội dung khác với dự thảo luật trình Quốc hội khoá 13 nhưng chưa được Chính phủ tổng kết và báo cáo đánh giá tác động, chưa lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân là đối tượng điều chỉnh.

Nói trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đề nghị chưa thông qua dự án luậttrong kỳ họp này, cơ quan soạn thảo có thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động và lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân là đối tượng điều chỉnh để hoàn thiện hơn.

Về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hầu hết ý kiến đại biểu Quốc hội đã cho rằng đạo luật này rất quan trọng, là công cụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân. Để đảm bảo chất lượng, tránh các sai sót, cần phải cóthời gian để chuẩn bị thật kỹ lưỡng, thận trọng, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học trước khi thông qua.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, về phạm vi sửa đổi, có một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát để sửa đổi toàn diện bộ luật nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và sự ổn định lâu dài của Bộ luật.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không sửa đổi toàn diện mà chỉ tập trung sửa đổi các lỗi kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và việc áp dụng thống nhất pháp luật; sửa đổi các điều có nội dung không hợp lý, không sửa thì không thihành được luật.

UB Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu và kết quả tổng hợp cho thấy, có 448/460 (chiếm trên 90% tổng số đại biểu Quốc hội) đồng ý chưa thông qua dự án luật tại kỳ họp thứ 2 này.

Băn khoăn về Phụ lục 4 Luật Đầu tư.

Tại kỳ họp này,Quốc hội đã xem xét, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, xung quanh dự án luật này, các đại biểu còn nhiều ý kiến trái chiều.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc ban hành danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư năm 2014 là cuộc cải cách vô cùng quan trọng trong hệ thống luật pháp của nước ta. Việc này nhằm thực hiện nguyên tắc hiến định về quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong những ngành, nghề pháp luật không cấm.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình về dự án luật trước Quốc hội

Về hồ sơ trình tự, thủ tục thực hiện dự án Luật, Bộ trưởng cho biết, theo quy định tại Điều 8 của Luật Đầu tư, dự án Luật được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn, tức là trình và thông qua tại một kỳ họp. Căn cứ Điều 149 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ dự án thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn chỉ bao gồm Tờ trình Quốc hội, dự thảo Luật, Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật và không phải có Báo cáo đánh giá tác động. Do đó, hồ sơ dự án Luật đã đáp ứng được yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với các dự án Luật được trình theo trình tự và thủ tục rút gọn.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng nên thông qua ngay Dự thảo Luật tại kỳ họp này để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, rào cản trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên về lâu dài, trên quan điểm 1 luật sửa nhiều luật, Chính phủ cần tiếp tục tập trung rà soát kỹ lưỡng để có 1 bản danh mục chuẩn các ngành, nghề được quy định phù hợp hơn trên cơ sở quy định các tiêu chí nằm trong danh mục bãi bỏ.

Ông Thành cũng nói thêm, với những ngành, nghề chỉ cần quy định tiêu chuẩn, dịch vụ đơn thuần thì không nên đưa vào danh mục, mà quy định theo chế độ hậu kiểm và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sẽ phù hợp hơn.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) lại đề nghị cần cân nhắc khi ban hành dự án luật theo hướng thủ tục rút gọn. Theo vị đại biểu này, đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp mà ban hành một dự án Luật chỉ để sửa đổi một phụ lục của một đạo luật. Tuy nhiên, qua xem xét các điều khoản cụ thể lại chưa thể hiện tính cấp bách, dự thảo luật cũng chưa rà soát kỹ các ngành, nghề bãi bỏ hay thêm vào.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) lại đề nghị cần cân nhắc khi ban hành dự án luật theo hướng thủ tục rút gọn

Đồng thời, bà Mai cho rằng cùng một vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư nhưng hiện nay dự kiến có tới 3 đạo luật điều chỉnh, chưa kể phía dưới là nhiều nghị định, thông tư,tính hợp lý của cả hệ thống pháp luật chưa đảm bảo, rất manh mún. Dự án luật này chưa cung cấp cho đại biểu Quốc hội một bức tranh toàn cảnh, chưa thuyết phục được về tính cấp bách khi phải ban hành một đạo luật chỉ để sửa một phụ lục. Do đó, cần cân nhắc tính hợp lý khi ban hành luật và nếu ban hành với thủ tục rút gọn thì phải rà soát thêm.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội), nhiều nhóm, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cònchưa rõ ràng, cụ thể, minh bạch vàgây sự hiểu nhầm. Luật được ban hành nhưng chỉ đề ra danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà chưa có quy định cụ thể về điều kiện sẽ khiến người dân và doanh nghiệp khó theo dõi mà phải chờ Nghị định hay văn bản của ngành để hướng dẫn.

Theo ông Chiến, khi dự án luật rút đi các nhóm, bỏ thêm vào một số ngành, nghề khác sẽ ảnh hưởng đến nhiều luật, do đó, đại biểu đề nghị cần phải đánh giá tác động lại để đảm bảo tính đồng bộ, khoa học.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội chưa thông qua dự án Luật về Hội