“Nhiều lãnh đạo tiền nhiệm đã cố gắng cởi mở với báo chí, xây dựng một hình ảnh Quốc hội hoạt động sôi nổi và tạo ra hiệu ứng khá tốt. Tôi nghĩ điều này nên được phát huy chứ không phải ngăn cấm báo chí”, một cựu thành viên của UB Thường vụ Quốc hội nói với Một Thế Giới.

‘Quốc hội nên cởi mở với báo chí hơn là ngăn cấm’

Trí Lâm | 12/07/2017, 11:59

“Nhiều lãnh đạo tiền nhiệm đã cố gắng cởi mở với báo chí, xây dựng một hình ảnh Quốc hội hoạt động sôi nổi và tạo ra hiệu ứng khá tốt. Tôi nghĩ điều này nên được phát huy chứ không phải ngăn cấm báo chí”, một cựu thành viên của UB Thường vụ Quốc hội nói với Một Thế Giới.

Sáng 11.7, Ủyban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã bắt đầu phiên họp thứ 12. Tuy nhiên, theo quy định mới của cơ quan này, báo chí chỉ được tham dự 5 phút đầu của mỗi cuộc họp để chụp ảnh, ghi hình. Vào cuối ngàysẽ có thông cáo báo chí gửi đến phóng viên.

Lý giải điều này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết quy định này là "để cho các đồng chí Thường vụ được trao đổi, phát biểu hết các vấn đề, không ngại việc có những thông tin thuộc bí mật vô tình được đề cập. Nhiều khi anh em báo chí vào thì cũng ngại, phát biểu không hết".

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng thông tin thêm, tại các phiên họp nàycó cả sự tham gia của các Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ tham dự thảo luận, giải trình và họ "quen"với các phiên họp Chính phủ không mời báo chí tham dự nên trao đổi sâu, thẳng thắn mà không ngại gì.

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, trong các cuộc họp của UBTVQH, nhiều khi có những "vấn đề tối mật không được nói". "Có lần tôi phải xuống gặp báo chí hoặc lãnh đạo nói xin phép báo chí đừng đưa. Nhiều khi muốn nói mà ngại nói, có vấn đề bí mật quốc gia nói không tiện", Tổng thư ký Quốc hội giãi bày.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết mỗi ngày sẽ có 2 bản thông cáo nội dung họp buổi sáng và chiều gửi đến các cơ quan báo chí, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.

"Thông cáo sẽ thể hiện hết nội dung làm việc trong ngày. Chúng tôi đang chuẩn bị kỹ thông cáo buổi sáng nay. Chiều nay có thông cáo về các nội dung, rồi có kết luận của Thường vụ nữa, làm rất kỹ", ông Phúc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13 về Quy chế làm việc của UBTVQH thì hoạt động của UBTVQH được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; các cơ quan báo chí được tham dự, đưa tin về các hoạt động của UBTVQH tại khu vực dành riêng cho báo chí.

Bên cạnh đó, Nghị quyết này cũng quy định Tổng thư ký Quốc hội là người phát ngôn của UBTVQH, có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung phiên họp công khai và các hoạt động khác của UBTVQH. Tài liệu phiên họp UBTVQH được đăng trong kỷ yếu của phiên họp do Văn phòng Quốc hội ấn hành.

Nói với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, một cựu thành viên UBTVQH nêu quan điểm là Quốc hội không nên hạn chế báo chí.

“Nhiều lãnh đạo tiền nhiệm đã cố gắng cởi mở với báo chí, xây dựng một hình ảnh Quốc hội hoạt động sôi nổi và tạo ra hiệu ứng khá tốt. Tôi nghĩ điều này nên được phát huy chứ không phải ngăn cấm báo chí”, vị này nói.

Cũng theo vị này, nếu báo chí thông tin sai lệch vấn đề thì xử phạt theo Luật Báo chí, yêu cầu cải chính, còn những vấn đề cơ mật thì có thể họp kín. Để báo chí theo dõi phiên họp sẽ giúp cho cử tri và nhân dân hiểu thêm về hoạt động của các đại biểu.

Không đồng tình với việc hạn chế báo chí của UBTVQH, nhà báo Trần Đăng Tuấn viết trên trang Facebook cá nhân rằng: “Với quyết định không cho báo chí theo dõi và phản ánh tường tận các buổi họp của mình, UBTVQH tự bớt đi cơ hội để dân hiểu công việc mình đang làm, cảm nhận hơi thở của nghị trường, những nỗ lực đang diễn ra trong phòng họp để thúc đẩy quốc kế dân sinh”.

Theo ông Tuấn, để đồng thuận, người dân cần biết cơ quan lãnh đạo Quốc hội đang nghĩ gì, làm gì, đang cố gắng thế nàovà các vấn đề phải giải quyết khó đến đâu. Nếu là vấn đề bí mật quốc phòng, an ninh thì việchọp kín là hiểu được. Còn nếu là các vấn đề mà hàng ngày người dân đang cảm nhận từ thực tế, thì không nên kín.

“Nếu các bộ trưởng "lỡ" lộ thông tin mật này nọ, thì là vấn đề kỹ năng, cũng cần cọ xát để không "lỡ lời" nữa”, ông Tuấn nêu.

Nói trên tờ Thanh Niên, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằngviệc “đóng cửa” hay “mở cửa” với báo chí là vấn đề phụ thuộc quan điểm của người lãnh đạo.

“Quá trình “mở cửa” các hoạt động của Quốc hội với báo chí có lẽ được bắt đầu từ thời Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Nguyễn Văn An, Nguyễn Phú Trọng... Trong đó thời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được coi là mở cửa nhất, có lẽ do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng là người xuất thân từ báo chí nên hiểu vấn đề này nhất”, ông Dũng bình luận.

Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, ở một số nước các ủy ban của Quốc hội cũng có những phiên họp kín nhưng không phải vì sợ lộ bí mật mà có thể có những vấn đề khó khăn chưa thảo luận công khai được, nhưng sau đó đều có họp báo.

“Với những phiên họp liên quan vấn đề nhạy cảm, có nội dung bí mật nhà nước thì có họp kín, nhưng các phiên họp thảo luận chính sách pháp luật thì không có lý do gì đóng cửa với báo chí”, ông Dũng nói.

Hoài Phong
Bài liên quan
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Sáng 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Quốc hội nên cởi mở với báo chí hơn là ngăn cấm’