Đó là lời Michael Saag, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Alabama tại Birmingham (Mỹ).

‘Rất ít người chết vì COVID-19 khi đã tiêm mũi vắc xin Pfizer/Moderna tăng cường’

Sơn Vân | 13/02/2022, 19:36

Đó là lời Michael Saag, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Alabama tại Birmingham (Mỹ).

Việc xem xét mũi vắc xin COVID-19 tăng cường trong làn sóng dịch Omicron gần đây ở Mỹ đã gợi ý về sự suy giảm hiệu quả nhưng vẫn cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh nặng.

Báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố hôm 11.2 mang đến cái nhìn sớm và hạn chế về độ bền về khả năng bảo vệ của mũi vắc xin tăng cường trong đợt dịch Omicron bùng nổ vào tháng 12.2021, tháng 1.2022 nhưng đã giảm dần những tuần gần đây.

Kristen Nordlund, người phát ngôn của CDC, cho biết: “Mũi vắc xin COVID-19 tăng cường vẫn an toàn và tiếp tục có hiệu quả cao trong việc chống lại bệnh nghiêm trọng theo thời gian”.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các đợt nhập viện và trung tâm chăm sóc khẩn cấp của bệnh nhân ở 10 bang Mỹ. Họ ước tính mức độ hiệu quả của mũi vắc xin Pfizer hoặc Moderna tăng cường đã ngăn tình trạng đến các khoa cấp cứu và trung tâm chăm sóc khẩn cấp liên quan đến COVID-19 cũng như chống lại các trường hợp nhập viện.

Khoảng 10% số người trong nghiên cứu đã tiêm mũi vắc xin Pfizer hoặc Moderna tăng cường. Hiệu quả của vắc xin cao hơn ở những người đã nhận tiêm mũi tăng cường so với những ai chỉ tiêm 1 hay 2 liều ban đầu.

Thế nhưng, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong thời gian mà biến thể Omicron chiếm ưu thế, hiệu quả của mũi vắc xin tăng cường chống lại việc nhập viện giảm từ 91% sau 2 tháng tiêm, xuống còn 78% vào tháng thứ 4.

Tuy nhiên, những kết quả đó chỉ dựa trên một số lượng nhỏ bệnh nhân (dưới 200) đã tiêm mũi vắc xin Pfizer hay Moderna tăng cường 4 tháng trước vào thời điểm diễn ra làn sóng dịch Omicron. Không rõ liệu những người đó có tiêm mũi vắc xin tăng cường sớm vì lý do y tế hay không và điều đó có thể khiến họ dễ bị bệnh nặng hơn không.

Nghiên cứu năm ngoái lưu ý rằng hiệu quả bảo vệ trước COVID-19 cao hơn sau khi tiêm mũi vắc xin tăng cường vào năm ngoái, khi biến thể Delta gây ra hầu hết ca bệnh ở Mỹ.

Các chuyên gia y tế cho rằng sự bảo vệ của vắc xin trước COVID-19 sẽ suy yếu. Dựa trên bằng chứng từ chiến dịch tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường ở Mỹ vào năm ngoái cho thấy khả năng bảo vệ mất dần sau 6 tháng.

Ngay từ đầu, vắc xin đã cung cấp ít khả năng bảo vệ chống lại nhiễm Omicron hơn so với các biến thể SARS-CoV-2 trước đó. Nghiên cứu không thể giải quyết cách thức bảo vệ chống lại biến thể tiếp theo.

rat-it-nguoi-chet-vi-covid-19-khi-da-tiem-mui-vac-xin-pfizer-moderna-tang-cuong.jpg
Người phụ nữ được dược sĩ tại một phòng khám ở thành phố Lawrence, bang Massachusetts tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường - Ảnh: AP

Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về vắc xin của Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho biết phát hiện của nghiên cứu mới vẫn rất đáng chú ý.

Tôi hơi ngạc nhiên, theo dữ liệu, rằng nó đã bắt đầu suy yếu rồi”, William Schaffner bình luận và nói thêm rằng ông dự đoán các ước tính cao hơn về hiệu quả của vắc xin ở mốc 4 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường.

Thế nhưng, William Schaffner cho biết ông muốn xem thêm nghiên cứu về độ bền của mũi vắc xin tăng cường trong bảo vệ trước COVID-19.

Tiến sĩ Michael Saag, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Alabama tại Birmingham (Mỹ), cho biết 78% chống lại việc nhập viện là "vẫn còn khá hiệu quả".

Ông nói: “Thông thường, tôi thấy rất ít người chết vì COVID-19 khi đã nhận mũi vắc xin tăng cường, ngay cả trong số những người có hệ miễn dịch suy yếu”.

Mũi vắc xin tăng cường làm tăng đáp ứng của tế bào T với Omicron lên 20 lần

Theo nghiên cứu mới đây, tế bào T, thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể không hoạt động tốt khi chống lại biến thể Omicron ở một số người.

Tế bào T học cách nhận biết vi rút SARS-CoV-2 trong quá trình lây nhiễm tự nhiên hoặc sau khi tiêm vắc xin. Khi vi rút vượt qua các kháng thể, các tế bào T khởi động cuộc tấn công để ngăn ngừa bệnh nặng.

Nghiên cứu 76 tình nguyện viên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hầu hết tế bào T của cá nhân tiếp tục bảo vệ chống lại Omicron ngay cả khi không có kháng thể, bất kể nguồn kháng thể đó là gì, kể cả từ mũi vắc xin tăng cường. Thế nhưng, khoảng 20% ​​số người đã giảm hơn 50% đáp ứng của tế bào T với Omicron so với các biến thể trước đó. Tiến sĩ Gaurav Gaiha thuộc Viện Ragon (Mỹ) cho biết phát hiện đáng ngạc nhiên này có thể là do sự khác biệt về gen.

Tế bào T nhận diện Omicron kém hơn là gì vẫn chưa rõ ràng, "nhưng có thể những người này sẽ bị giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng", theo Gaurav Gaiha.

Điều đó cũng có nghĩa là SARS-CoV-2 có thể tiến hóa để thoát khỏi cả tế bào T, vì vậy chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu các loại vắc xin có thể kháng các biến thể trong tương lai và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý như đeo khẩu trang và xét nghiệm", Gaurav Gaiha nói thêm. Ông lưu ý rằng mũi vắc xin tăng cường làm tăng đáng kể đáp ứng của tế bào T với Omicron lên 20 lần.

Bài liên quan
CEO Pfizer: Tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường thường xuyên không phải là kịch bản tốt
Hôm 22.1.2022, Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla cho biết tiêm vắc xin COVID-19 hàng năm sẽ thích hợp hơn tiêm nhắc lại thường xuyên để phòng chống đại dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Rất ít người chết vì COVID-19 khi đã tiêm mũi vắc xin Pfizer/Moderna tăng cường’