Phát biểu khai mạc phiên họp 22 của UB Thường vụ Quốc hội sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết dự án luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) rút khỏi chương trình do chưa đủ điều kiện.

Rút khỏi chương trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Trí Lâm | 12/03/2018, 11:32

Phát biểu khai mạc phiên họp 22 của UB Thường vụ Quốc hội sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết dự án luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) rút khỏi chương trình do chưa đủ điều kiện.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chương trình phiên họp 22 có sự điều chỉnh so với dự kiến. Theo đó, không xem xét việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Rút 3 dự án luật do chưa đảm bảo chất lượng, tiến độchuẩn bị, gồm dự án Luật Cảnh sát biển, Luật Quản lý phát triển đô thị và dự án Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.

Trong đó có 2 dự án luật là Luật Cảnh sát biển, Luật Quản lý phát triển đô thị được rút do cơ quan soạn thảo, thẩm tra chậm gửi tài liệu. Còn dự án luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) rút khỏi chương trình sau khi thẩm tra cho thấy chưa đủ điều kiện trình UB Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này vì còn phải lấy thêm ý kiến của một số cơ quan chức năng.

Phiên họp 22 của UB Thường vụ Quốc hội sẽ chia thành hai đợt. Đợt 1 (ngày 12 và 13.3) sẽ cho ý kiến về một số nội dung của dự thảo nghị định quy định về đối tượng, phạm vi, mức, phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đo đạc và bản đồ; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

UB Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Ngô Đức Mạnh, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận để đi làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga.

Tại đợt 2, phiên họp diễn ra từ ngày 19 -20.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với hai nhóm vấn đề.

Một là, các giải pháp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hồ sơ thủ tục các đề án, dự án Chính phủ trình Quốc hội, đặc biệt là việc thẩm định đảm bảo chất lượng các đề án, dự án luật; giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

Chịu trách nhiệm trả lời chính đối với nhóm vấn đề này là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; cùng với đó là Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng các Bộ Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Hai là, hiệu quả ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong thực tế đời sống xã hội; công tác kiểm soát nhập khẩu công nghệ trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ; ứng dụng khoa học - công nghệ thúc đẩy tăng năng suất lao động; ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chịu trách nhiệm trả lời chính đối với nhóm vấn đề này là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Nội vụ, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Phiên chất vấn lần này sẽ áp dụng hình thức chất vấn - trả lời ngay.

Trong ngày làm việc cuối cùng của Phiên họp thứ 22, UB Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần 2 về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Hoài Phong
Bài liên quan
Khởi tố, bắt tạm giam Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà
Thông tin trên được Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, sáng 22.4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rút khỏi chương trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)