Đó là khẳng định của ĐB Nguyễn Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Hanel (Hà Nội) tại phiên thảo luận toàn thể về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 4.6.

Sân bay Long Thành sẽ làm thay đổi bản đồ bay châu Á – Thái Bình Dương

Một Thế Giới | 05/06/2015, 06:01

Đó là khẳng định của ĐB Nguyễn Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Hanel (Hà Nội) tại phiên thảo luận toàn thể về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 4.6.

Dù còn một số băn khoăn nhưng hầu hết các ĐBQH đã bày tỏ sự đồng tình về mặt chủ trương thực hiện dự án này. ĐB Nguyễn Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Hanel (Hà Nội) cho rằng, sân bay Long Thành cần được xem xét dưới góc độ là cảng hàng không quốc tế trung chuyển của trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương. “Khi trở thành trung tâm của khu vực, sân bay quốc tế Long Thành sẽ làm thay đổi bản đồ bay quốc tế và khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ĐB Bình nhận định.
Chiến lược hạ tầng quốc gia
Về mặt nội địa, ĐB Bình cho rằng các sân bay Long Thành; Tân Sơn Nhất và cảng Cái Mép là 3 cực của hệ thống logistics của cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Long Thành sẽ phục vụ trực tiếp cho việc biến VN thành trung tâm các hoạt động kinh tế quốc tế trong khu vực, tạo sự phát triển của hàng loạt các dịch vụ cao cấp, trình độ quốc tế như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, bảo dưỡng máy bay... Vì vậy, ĐB Bình khẳng định sân bay Long Thành là một trong các yếu tố hạ tầng chiến lược quốc gia., tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và vị thế của đất nước. “Chắc chắn các nhà đầu tư quốc tế biết rõ những yếu tố này, nên nguồn vốn xây dựng sân bay Long Thành không phải là mối lo quá lớn” ĐB Bình nói.
Bày tỏ an tâm về các báo cáo của Chính phủ và UBTVQH về việc dự án không gây ảnh hưởng lớn đến nợ công, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Qụảng Bình) tin tưởng đây sẽ là dự án sinh lợi và mang lại hiệu quả xã hội lớn. Từ tác động đến hội nhập, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho VN phát triển bền vững, cảng còn là mối giao thông thu hút quan trọng trong khu vực. “Giá mỗi chuyến bay quốc tế Boeing 747 hạ cánh phải nộp phí 47 triệu, mỗi chuyến bay nội địa phải nộp phí 17 triệu. Hiện tại xu hướng xã hội đang vươn tới chất lượng cuộc sống và phát triển nhu cầu du lịch, đi lại của người dân rất lớn. Đó là những dấu hiệu đặt niềm tin cho lợi nhuận trong đầu tư sắp tới của cảng hàng không’’ ĐB Phương nói.
Không chỉ bày tỏ ủng hộ đối với dự án, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) còn đề nghị phải tăng tốc xây dựng sân bay Long Thành. Theo ông, nếu làm chậm, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải, không trở tay kịp. “Qụá tải này đã hiện rõ; quá tải không phải chỉ vấn đề nhà ga, hay bãi đậu mà quá tải về không lưu không thể giải quyết được” ông nói. Chưa kể trong thời gian tới phải tính như các nước, không thể để máy bay cất, hạ cánh trong khu dân cư từ 0 đến 5 giờ.
Dân lo thất thoát, lãng phí
Bên cạnh những ý kiến lạc quan, một số ĐB cũng bày tỏ băn khoăn về một số vấn đề liên quan đến dự án. Theo ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai), xã hội đang trong tầm thế, hội chứng “mất lòng tin” sau những vụ việc như Vinashin, Vinalines hay các dự án rất lớn đáp chiếu gây lãng phí không nhỏ. Vì lý do này bất cứ dự án nào đưa ra dần đều hỏi có thất thoát không, có lãng phí không, có lợi ích nhóm không? Long Thành vốn là dự án thành phần của dự án quy hoạch Đông Nam Bộ, Nam Bộ đã được triển khai 10 năm, qua 2 đời thủ tướng và các dự án thành phần khác đã thực hiện. Nhưng do Nghị quyết 49 năm 2010 của QH về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình QH quyết định chủ trương đầu tư nên dự án này phải đưa ra QH bàn. “Lẽ ra việc này phải bàn từ lâu chứ không phải bây giờ khi các hợp phần khác đã được triển khai, dự án bị treo 10 năm bây giờ chúng ta lại đưa ra bàn lại từ đầu là có làm hay không làm”, ĐB Quốc nói.
"Giả dụ rằng chúng ta có đủ quyền năng nói rằng không làm sân bay Long Thành nữa, thì chúng ta có nghĩ đến cả một khối lượng rất lớn của cả quy hoạch bị vỡ không? Nó sẽ là một sự lãng phí như thế nào?", ĐB Qụốc đặt vấn đề và cho rằng các ĐBQH không đủ năng lực biết hiệu ứng kinh tế của dự án đến đầu nên sẽ có 2 phía ủng hộ và phản đối, nên cần có các cơ quan tư vấn độc lập. “Cứ kéo dài không chỉ Long Thành mà nhiều dự án khác cũng không ai biết câu trả lời như thế nào cho đúng” ông Quốc nói.
Đồng tình với việc thông qua chủ trương nhưng ĐB Huynh Văn Tính (Tiền Giang) cũng bày tỏ lo ngại về dự án trong bối cảnh nền kinh tế của toàn thế giới còn đang gặp nhiều khó khăn, những bất ổn về an ninh, chính trị xảy ra nhiều nơi trên thế giới. “Vì vậy trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi của Chính phủ cần xem xét kỹ, huy động vốn xây dựng đảm bảo không gây ảnh hưởng đến nợ công”, ĐB Tính nói.
ĐB Trần Văn (Cà Mau) đề nghị, đây là công trình đặc biệt quan trọng quốc gia nên QH sẽ thường xuyên cập nhật tình hình thực hiện dự án để thực hiện quyền giám sát tối cao của QH đối với dự án.
Trường Sơn (theoThanh Niên)

Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sân bay Long Thành sẽ làm thay đổi bản đồ bay châu Á – Thái Bình Dương