Đài CNN dẫn một nghiên cứu mới cho biết mỗi năm có hàng trăm thiên thạch to bằng trái bóng rổ đâm vào sao Hỏa, gây ra tiếng động lớn và tạo thành miệng hố trên bề mặt hành tinh đỏ.
Khoa học - công nghệ

Sao Hỏa bị hàng trăm thiên thạch oanh tạc mỗi năm

Cẩm Bình 30/06/2024 11:15

Đài CNN dẫn một nghiên cứu mới cho biết mỗi năm có hàng trăm thiên thạch to bằng trái bóng rổ đâm vào sao Hỏa, gây ra tiếng động lớn và tạo thành miệng hố trên bề mặt hành tinh đỏ.

Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ trên sao Hỏa, robot thăm dò InSight của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA) dựa vào máy đo ghi nhận hơn 1.300 địa chấn xảy ra khi phần dưới bề mặt hành tinh bị nứt do áp suất cùng nhiệt độ. Đặc biệt, thiết bị cũng thu thập được bằng chứng thiên thạch oanh tạc sao Hỏa.

Sao Hỏa nằm cạnh vành đai tiểu hành tinh chính của hệ mặt trời, nơi có rất nhiều thiên thạch. Khí quyển sao Hỏa chỉ dày bằng 1% khí quyển Trái đất nên không ít thiên thạch sẽ dễ dàng bay qua mà không bị cháy mất. Thế nhưng hành tinh đỏ lại ít bị tác động - điều mà giới khoa học chưa thể lý giải.

sao.jpg

2 va chạm lớn

Ngày 5.9.2021, một thiên thạch bay vào khí quyển rồi phát nổ thành ít nhất 3 mảnh tạo thành miệng hố trên bề mặt sao Hỏa. Kể từ đó nhóm nghiên cứu do giáo sư khoa học môi trường Ingrid Daubar (Đại học Brown) bắt đầu xem xét dữ liệu InSight gửi về và kết luận rằng thiên thạch oanh tạc hành tinh đỏ nhiều hơn ước tính trước đây.

“Có thể sao Hỏa hoạt động địa chất mạnh hơn chúng ta nghĩ, tác động lớn đến tuổi tác cùng quá trình tiến hóa của bề mặt hành tinh. Kết luận chúng tôi đưa ra dựa trên số ít ví dụ sẵn có, nhưng ước tính về tỷ lệ va chạm hiện tại cho thấy hành tinh đang bị oanh tạc thường xuyên hơn những gì chúng ta nhìn qua hình ảnh”, theo ông Daubar.

Từ dữ liệu InSight gửi về, nhóm xác định được 8 miệng hố mới hình thành, trong đó 6 miệng hố nằm gần địa điểm robot thăm dò hạ cánh, 2 miệng hố ở xa do va chạm lớn gây ra. 2 va chạm lớn xảy ra cách nhau 97 ngày và tạo thành miệng hố kích thước bằng sân bóng đá.

Ông Daubar cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng va chạm quy mô như vậy xảy ra vài thập kỷ một lần hay thậm chí chỉ xảy ra đúng một lần. Nhưng ở đây ta lại có 2 lần cách nhau hơn 90 ngày. Đây có thể là ngẫu nhiên, tuy nhiên khả năng thực sự rất thấp”.

Nhóm muốn so sánh những gì xảy ra trên sao Hỏa với loạt sự kiện ở Trái đất, qua đó hiểu rõ hơn về hệ mặt trời cùng mối đe dọa thiên thạch mà Trái đất luôn phải đối mặt.

Hàng trăm va chạm nhỏ

Sự kiện địa chấn thu thập bởi InSight cũng chỉ ra thiên thạch to bằng trái bóng rổ đâm vào sao Hỏa gần như hàng ngày. Mỗi năm khoảng 280 - 360 thiên thạch oanh tạc tạo thành miệng hố đường kính lớn hơn 8 mét. Mỗi tháng có 1 thiên thạch tạo thành đường kính lớn hơn 30 mét.

“Tỷ lệ này cao hơn khoảng 5 lần so với con số ước tính”, tiến sĩ Géraldine Zenhäusern (Viện nghiên cứu ETH Zürich) - đồng tác giả nghiên cứu - cho biết.

Bài liên quan
Tàu vũ trụ Trung Quốc sẽ thu thập mẫu đá sao Hỏa để đưa về Trái đất thế nào?
Trung Quốc tiến thêm một bước nữa trong việc đưa những mẫu vật đầu tiên của sao Hỏa trở về Trái đất với việc phát triển một thiết bị nhẹ để thu thập mẫu đá hành tinh đỏ trên quỹ đạo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sao Hỏa bị hàng trăm thiên thạch oanh tạc mỗi năm