Qua các đề xuất, kiến nghị của các địa phương vùng ĐBSCL về cơ sở hạ tầng giao thông, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Đến năm 2020, nếu chưa thể làm được đường sắt thì cũng phải hoàn thành đề án nghiên cứu”.

Sẽ xây dựng các tuyến đường sắt xuyên qua miền Tây Nam bộ

Quốc Trung | 22/08/2016, 18:09

Qua các đề xuất, kiến nghị của các địa phương vùng ĐBSCL về cơ sở hạ tầng giao thông, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Đến năm 2020, nếu chưa thể làm được đường sắt thì cũng phải hoàn thành đề án nghiên cứu”.

Theo Bộ GTVT, chỉ trong vòng 5 năm gần đây, giao thông của ĐBSCL có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều công trình giao thông trọng yếu đã được đầu tư, hoàn thành làm thay đổi bộ mặt của vùng.

Các cầu lớn hiện hữu trên mảnh đất “chín rồng” như: cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Rạch Miễu, cầu Cổ Chiên, cầu Năm Căn, cầu Đầm Cùng, cầu Mỹ Lợi... phá thế ngăn sông cách chợ, thúc đẩy mạnh kinh tế - xã hội của vùng. Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc đã thu hẹp khoảng cách giữa các tỉnh trong vùng với cả nước và thế giới.

Đường bộ hiện có 4.718,8km quốc lộ, 2.030,41km đường tỉnh, 72.851,8km đường huyện và giao thông nông thôn đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, an toàn.

Tuy nhiên hiện nay hạ tầng giao thông đang xuống cấp, khó theo kịp tiến độ phát triển của vùng, giao thông đường thuỷ nội địa, đường biển, hiện vẫn chưa phát huy được lợi thế vốn là thế mạnh lâu nay…

Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng, Nguyễn Văn Thể, từng là người gắn bó lâu năm với ngành giao thông vận tải cho biết: “Những năm tiếp theo nhu cầu phát triển giao thông của ĐBSCL rất cao. Trong khi đó quốc lộ 1A đang xuống cấp trầm trọng. Kinh phí đầu tư hạ tầng giao thông tương đương, nhưng chất lượng lại rất thấp”.

Ông Thể đề nghị: “Thời gian tới nếu không tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cho các tỉnh trong vùng thì người dân rất tâm tư. Mong nhiệm kỳ này sẽ làm được nhiều hơn so nhiệm kỳ trước. Làm sao sự phát triển giao thông luôn song song với phát triển kinh tế, xã hội của vùng”.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cũng thừa nhận, sự chuyển động trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL rất chậm chạp. Như tuyến cao tốc Trung Lương -Cần Thơ đã khởi động 3 lần nhưng vẫn chưa thấy làm được gì?

Do đó, nếu có tuyến đường sắt xuyên qua miền Tây, cũng là giải pháp thúc đẩy sự phát triển của vùng này trong thời gian tới, theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ.

Các bộ GTVT, KH&ĐT, Tài chính, cần căn cứ đề xuất của các địa phương để phối hợp, rà soát, đưa các dự án vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016- 2020. “Thời gian gấp lắm rồi, đề nghị các bộ bắt tay tham gia ngay, rà soát lại trình thủ tướng, chính phủ để Quốc hội xem xét”, ông nói.

Thanh Quốc
Bài liên quan
Ngành đường sắt đã bán hơn 300.000 vé tàu Tết Ất Tỵ
Ngày 15.1, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt thông tin, tổng số vé tàu Tết Ất Tỵ đã được bán đến thời điểm này là hơn 300.000 vé.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ xây dựng các tuyến đường sắt xuyên qua miền Tây Nam bộ