Theo Bộ KH-ĐT, ủy ban sẽ thay mặt Nhà nước để giám sát số vốn nhà nước tại đây chứ ủy ban không phải cơ quan sử dụng số vốn này. Ủy ban này cũng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp.

Siêu ủy ban chỉ giám sát chứ không sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

01/10/2018, 19:00

Theo Bộ KH-ĐT, ủy ban sẽ thay mặt Nhà nước để giám sát số vốn nhà nước tại đây chứ ủy ban không phải cơ quan sử dụng số vốn này. Ủy ban này cũng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp.

Siêu ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được ra mắt - Ảnh: VGP

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều 1.10, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (thường gọi là siêu ủy ban), đại diện Bộ KH-ĐT cho biết khi xây dựng đề án này, mục tiêu của Chính phủ là để xóa bỏ tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi", tức để tránh tình trạng các bộ vừa ban hành chính sách cho ngành lại vừa quản lý các doanh nghiệp.

Theo Bộ KH-ĐT, ủy ban này sẽ thay mặt Nhà nước để giám sát số vốn nhà nước tại đây chứ đây không phải là cơ quan sử dụng số vốn này. Ủy ban này cũng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp.

“Khi thành lập Ủy ban, việc giám sát sẽ được thường xuyên hơn, vốn nhà nước tại đây được trông coi kỹ càng. Nếu có dấu hiệu thất thoát hay "sân trước, sân sau" thì Ủy ban sẽ can thiệp; đồng thời gắn trách nhiệm với những cá nhân cụ thể để nguồn lực đất nước không bị lãng phí”, đại diện Bộ KH-ĐT nói.

Cũng theo Bộ KH-ĐT thì thời gian qua, thông tin về hoạt động của các DNNN không được tường minh, do đó Ủy ban sẽ áp dụng công nghệ thông tin để giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách thường xuyên mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Trước đó vào ngày 30.9, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt và bắt đầu tiếp nhận việc quản lý hơn 2,3 triệu tỉ đồng tài sản của Nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn. Ông Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Trung ương Đảng là Chủ tịch ủy ban. Bà Nguyễn Thị Phú Hà - Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư thuộc Bộ KH-ĐT được phân công giữ chức vụ Phó chủ tịch.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Ủy ban có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh viết tắt là CMSC.

Xây 2 trạm thu phí ở BOT Cai Lậy

Liên quan đến vấn đề BOT Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ đang thực hiện thông báo của Thủ tướng về vấn đề này.

Theo ông Đông, BOT là kênh huy động vốn đầu tư. Về BOT Cai Lậy, nhà đầu tư làm tuyến tránh và tăng cường mặt đường của đường 1 cũ nên phải thu phí để hoàn vốn. Đoàn giám sát của Quốc hội cũng xác định điều này không trái với pháp luật.

“Chúng ta vẫn cho phép nâng cấp và làm mới. Nhà đầu tư đã đầu tư thì họ phải thu hồi vốn. Còn thu thế nào thì đánh giá tác động và chọn phương án phù hợp nhất. Chúng tôi vẫn đang so sánh 2 phương án chính. Phương án 1 là giữ nguyên trạm và giảm mức thu, thứ 2 là đặt 2 trạm ở 2 tuyến: 1 tuyến trên đường 1 và 1 tuyến trên tuyến tránh. Hoàn vốn phần nào thì dỡ trạm đó. Tỉnh Tiền Giang cũng đồng tình với phương án đặt 2 trạm”, ông Đông nói.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siêu ủy ban chỉ giám sát chứ không sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp