Một đợt biểu tình phản đối người lao động Trung Quốc sang cướp công việc của người địa phương đang được chuẩn bị tại đảo Sulawesi.

Sinh viên Indonesia biểu tình phản đối người lao động nhập cư Trung Quốc

02/07/2020, 10:18

Một đợt biểu tình phản đối người lao động Trung Quốc sang cướp công việc của người địa phương đang được chuẩn bị tại đảo Sulawesi.

Hình ảnh đợt biểu tình phản đối lao động Trung Quốc tại Sulawesi tháng trước - Ảnh: Sulkarnain

Tháng trước đã có hai cuộc biểu tình sau khi hơn 100 người lao động Trung Quốc đến Kendari. Hàng trăm sinh viên đã phong tỏa sân bay thành phố này nhưng lao động Trung Quốc được cảnh sát hộ tống rời khỏi.

Những sinh viên tại Sulawesi quyết không bỏ cuộc mà chuẩn bị tổ chức đợt biểu tình thứ 3 vào hai ngày 6 - 7.7 tới, thu hút khoảng 2.000 người tham gia. Sulkarnain - người đứng đầu chi hội Kendari của Hội Sinh viên Hồi giáo (HMI) cho biết số lao động Trung Quốc sang đây không phải chuyên gia, việc mà họ làm thì người lao động địa phương hoàn toàn đủ sức gánh vác.

“Nhiều lao động địa phương mất việc hoặc bị chủ yêu cầu ở nhà lúc đại dịch, vậy mà lao động nước ngoài được đưa đến”, Sulkarnain bức xúc bày tỏ.

Sắp tới sẽ có thêm lao động Trung Quốc sang. Đơn vị thuê lao động là Công ty Công nghiệp nicken PT Virtue Dragon và Công ty Thép không gỉ PT Obsidian – đều là công ty con của doanh nghiệp Trung Quốc. Cả hai nhận hợp đồng lắp đặt 33 thiết bị luyện kim ở vùng đông nam Sulawesi.

Hai đơn vị lý giải do thiếu lao động địa phương đủ năng lực nên cần dùng lao động Trung Quốc, một khi thiết bị sẵn sàng hoạt động sẽ tuyển dụng 3.000 lao động địa phương. Đội ngũ công nhân nước ngoài dự kiến ở lại 6 tháng rồi về nước.

Giám đốc đối ngoại PT Virtue Dragon Indrayanto nói rằng nếu 500 lao động Trung Quốc bị từ chối nhập cảnh, 3.000 lao động địa phương sẽ đứng trước nguy cơ không có việc.

Theo anh Sulkarnain, PT Virtue Dragon và PT Obsidian đều chẳng hề công khai họ cần bao nhiêu lao động cũng như cần lao động sở hữu kỹ năng gì. Ngoài ra hai công ty còn gây ô nhiễm môi trường do thực hiện hoạt động khai khoáng.

Đợt biểu tình thứ ba chuẩn bị nổ ra vào tuần tới - Ảnh: Twitter

Vào tháng 4, giới chức Sulawesi từng trì hoãn cho người lao động Trung Quốc nhập cảnh vì làn sóng phản đối từ cư dân địa phương. Tuy nhiên đến ngày 16.6 thống đốc tỉnh là ông Ali Mazi để 500 lao động Trung Quốc đến một dự án luyện nickel ở vùng Konawe làm việc, truyền thông đưa tin chính quyền trung ương Indonesia đã ra lệnh làm vậy.

Một số nhà phân tích an ninh từng cảnh báo sự trở lại của lao động Trung Quốc có thể kích động khủng bố, do tâm lý e ngại xuất phát từ dịch bệnh cũng như do cách chính quyền Bắc Kinh đối xử với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
39 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên Indonesia biểu tình phản đối người lao động nhập cư Trung Quốc