Do tiếp thu lối sống phương Tây với thức ăn nhanh và ít vận động, tỷ lệ trẻ béo phì của Trung Quốc trong vòng 30 năm qua đã tăng đột biến.
Theo một nghiên cứu mới đây, tínhtừ năm 1985, tỷ lệ bé trai bịbéo phìtăng 17%, còn bé gáilà 9%. Lý do khiến trẻ em Trung Quốc dễ béo phì hơn là do tiêu thụ quá nhiều đồ uống có ga và thức ăn, trong khi lại lười tập thể dục.
Ông Joep Perk, người phát ngôn của Hội timmạch châu Âu ESCđánh giá, “điều này thật đáng lo ngại. Đây là lần tăng tỷ lệ trẻ em béo phì nghiêm trọng nhất mà tôi từng biết đến”.
Ông Trương Anh Tú, tác giả của nghiên cứucho biết, trước năm 1985, số trẻ em Trung Quốc béo phì chiếm chưa tới 1%. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng về xã hội và chế độ dinh dưỡng đã khiến người Trung Quốc ăn nhiều hơn nhưng lại vận động ít hơn.
“Chế độ ăn uống của người Trung Quốc đã chuyển đổi theo chiều hướng nhiều chất béo, nhiều calorie nhưng lại ít chất xơ”, ông Trương cho biết.
Ông Trương và các đồng sự thuộc ĐH Y tế dự phòng Sơn Đông đã xem xét dữ liệu chỉ số khối cơ thể BMI của gần 28.000 học sinh Trung Quốc từ năm 1985 đến 2014. Cuối cùng, ông phát hiện tỷ lệ béo phì ở trẻ nam đã tăng từ 0,03% (1985) lên đến 17,2% (2014); còn tỷ lệ béo phì của trẻ nữ đã tăng từ 0,12% lên 9,11%.
Giải thích cho việc bé traicó tỷ lệ béo phì tăng nhanh hơn bé gái,các nhà nghiên cứu cho biết là do trẻ nam được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Ông Trương chia sẻ, “với truyền thống trọng nam ở Trung Quốc, các trẻ nam, đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn, được cha mẹ cưng chiều và chu cấp nhiều hơn. Ngoài ra, kích thước cơ thể nam có xu hướng lớn hơn nữ”.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trẻ em không chỉ tiêu thụ nhiều thức ăn hơnmà còn vận động ít hơn. Có gần 13% trẻ nam và 4% trẻ nữ dành ra hơn 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày để chơi trò chơi điện tử.
Ông Perk cho biết, “ bản thân những trò chơi điện tử không phải là lý do gây béo phìnhưng những đứa trẻ khi ngồi chơi lại uống đến 2-3 lít nước có ga. Để đốt hết lượng calorie từ số đồ uống này phải đi bộ hết 46 km”.
Để giải quyết vấn đề ngày càng có nhiều trẻ béo phì, chính quyền Bắc Kinh đã có nhiều nỗ lực như xây thêm nhiều sân chơi, quy định các trường học phải dành ra một tiếng đồng hồ mỗi ngày cho trẻ tập thể dục. Tuy nhiên, chiến lược chống béo phì của chính phủ lại bỏ qua các vùng nông thôn, ông Trương cho biết.
Ông Trương nói:“Nghiên cứu này chính là lời cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc. Các chính sách mà họ đưa ra nên được thực hiện ngay cả tại các vùng nông thôn. Chúng ta phải dạy trẻ ăn uống lành mạnh và tập thể dục, cũng như phải thường xuyên kiểm tra cân nặng của chúng để biết được những biện pháp mà chúng ta thực hiện có đem lại hiệu quả hay không”.
“Sự gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em có liên quan đến sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc. Chúng tôi dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn tại Sơn Đông và các địa phương khác ở Trung Quốc”, ông Trương cho biết thêm.
Còn theo ông Perk, nghiên cứu này cho thấy trong những thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ ngườibị các bệnh tim mạch và tiểu đường. Do đó, nước này cần phải nỗ lực phục hồi thói quen ăn uống dinh dưỡng truyền thống thay vì ăn thức ăn nhanh. Các bậc cha mẹ cũng phải có trách nhiệm giúp con cái của mình có sức khỏe tốt.
Cẩm Bình (theo IB Times)