Giới chức Ấn Độ đang cố gắng bảo vệ phụ nữ nước này khỏi nạn cưỡng hiếp khi ban hành quy định yêu cầu bắt đầu từ năm tới, các hãng điện thoại phải thiết kế nút kêu cứu trên sản phẩm điện thoại của mình.

Ấn Độ tạo nút kêu cứu trên điện thoại để chống nạn cưỡng hiếp

Cẩm Bình | 27/04/2016, 14:36

Giới chức Ấn Độ đang cố gắng bảo vệ phụ nữ nước này khỏi nạn cưỡng hiếp khi ban hành quy định yêu cầu bắt đầu từ năm tới, các hãng điện thoại phải thiết kế nút kêu cứu trên sản phẩm điện thoại của mình.

Ngoài ra, đến năm 2018, điện thoại di động bán trong thị trường Ấn Độ sẽ bắt buộc phải tích hợp công nghệ định vị vệ tinh.

Theo thông báo từ Bộ trưởng Truyền thông Ấn Độ, điện thoại của những nhà sản xuất điện thoại, bao gồm cả Apple và Samsung, đều phải tích hợp chức năng kêu cứu bằng hai cách. Một là bằng cách nhấn một phím chỉ định trên điện thoại thông minh, hai là bằng cách nhấn giữ phím “5” hoặc “9” trên bàn phím điện thoại bấm nút.

HiệnẤn Độ có khoảng 1 tỷ người sử dụng điện thoại di động và cũng thị trường điện thoại thông minh phát triển nhanh nhất thế giới. Do đó, việc áp dụng cách thức tăng cường an ninh bằng điện thoại cho đất nước cứ 1 giờ có 4 vụ cưỡng hiếp này là hợp lý và khả thi.

Theo ông Neil Shah, Giám đốc Nghiên cứu thiết bị và hệ sinh thái điện thoại di động thuộc công ty khảo sát thị trường Counterpoint, “việc tích hợp chức năng kêu cứu trên điện thoại (cả điện thoại bấm nút lẫn điện thoại thông minh) là khá dễ dàng. Việc tích hợp thiết bị định vị toàn cầu vào các loại điện thoại rẻ tiền sẽ khó hơn, nhưng vào năm 2018 thì 90% người dùng sẽ chuyển sang dùng điện thoại thông minh”.

Tại Ấn Độ đã có một vài ứng dụng điện thoại cung cấp dịch vụ kêu cứu tương tự.

Nhiều năm nay, những vụ cưỡng hiếp phụ nữ tại Ấn Độ đã gây chấn động toàn thế giới, đặc biệt là vụ cưỡng hiếp tập thể một sinh viên y khoa vào năm 2012. Điều này đã gây áp lực buộcchính phủ phải ra tay.

Trong năm 2015, bà Maneka Gandhi - Bộ trưởng Bộ phát triển phụ nữ và trẻ emđã đưa ra sáng kiến tích hợp chức năng kêu cứu vào điện thoại để giải quyết vấn đề an toàn cho phụ nữ.

Ông Ravi Shankar Prasad - Bộ trưởng Bộ truyền thôngcũng cho rằng “công nghệ là để giúp cuộc sống con người trở nên tốt hơn, và còn điều gì tốthơn việc nâng cao sự an toàn cho người phụ nữ chứ”.

Cẩm Bình (theo Bloomberg)

Ảnh minh họa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ tạo nút kêu cứu trên điện thoại để chống nạn cưỡng hiếp