Tình yêu bạn dành cho các con là như nhau, tuy nhiên, bạn không thể chối cãi rằng, có quá nhiều sự khác biệt khi bạn nuôi con đầu và con thứ.

Sự khác biệt khi bạn nuôi con đầu và con thứ

10/05/2015, 04:00

Tình yêu bạn dành cho các con là như nhau, tuy nhiên, bạn không thể chối cãi rằng, có quá nhiều sự khác biệt khi bạn nuôi con đầu và con thứ.

1. Khi mang bầu

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con đầu: Bạn nóng lòng muốn được ai đó chú ý tới tình trạng “đeo ba lô ngược” của bạn, rồi hỏi han quan tâm đại loại như “được bao nhiêu tuần rồi?” hay “tháng mấy sinh?”. Lần đầu làm mẹ, đương nhiên bạn sẽ nhớ rành rọt hiện tại mình đang ở tuần bao nhiêu của thai kì, thậm chí bạn còn so sánh được kích thước em bé với các loại trái cây tương ứng cơ.
Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con thứ: Bạn còn chẳng biết mình dính bầu khi nào. Nên khi ai đó hỏi, bạn đành vờ như không nghe rõ rồi làm lơ hay mỉm cười trả lời cho qua chuyện, chẳng hạn như: “Tháng 6 mình sinh ấy mà!”
2. Chuẩn bị đón con chào đời

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con đầu: Bạn vẫn có thể tận dụng phòng hay đồ sơ sinh cũ nhưng bạn nghĩ cục cưng của bạn xứng đáng nhiều hơn thế, và bạn háo hức mua sắm đồ cho con. Từ tháng thứ 6 của thai kì, phòng của bé đã được chuẩn bị xong, bạn tự tay may cho con chiếc màn ren diêm dúa hay phóng tay mua cho con những đồ dùng đắt tiền và phải là tốt nhất, cái gì bạn cũng thấy cần thiết và bạn quên hẳn hai từ “lãng phí”.
Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con thứ: Giờ thì mọi thứ đơn giản hơn nhiều rồi phải không, nhà còn phòng nào trống thì đó sẽ là phòng của bé. Mua thêm vài thứ cần thiết, bạn lôi đống đồ sơ sinh cũ trong góc tủ giặt lại một lần. Và tất cả đã xong!
3. Giai đoạn ăn dặm

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con đầu: Bạn cực kì thận trọng khi chuẩn bị đồ ăn cho con. Bạn thường chọn thực phẩm sạch, an toàn và tự tay chế biến đồ ăn cho bé. Lò vi sóng sẽ làm tiêu hao chất dinh dưỡng và vì sợ con thiếu chất, bạn không dùng nó để hâm nóng đồ ăn cho con. Bạn vẫn vỗ tay tán thưởng và mê đắm biểu cảm đáng yêu của con khi bé khước từ mọi đồ ăn mà bạn phải mất cả tiếng đồng hồ kì công chuẩn bị!

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con thứ: Khi con biết “phá mâm”, hau háu nhìn đồ ăn, bạn biết đã đến lúc cho con ăn dặm. Mọi thứ đã đơn giản hơn nhiều, giờ đây bạn không còn căng thẳng nữa mà chuẩn bị cho con ăn theo tiêu chí: nhanh gọn – đủ chất – hợp vệ sinh.
4. Đầy năm cho con

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con đầu: Để tổ chức tiệc sinh nhật 1 tuổi cho con, bạn chuẩn bị trước đó cả nửa năm - từ chủ đề bữa tiệc, thuê thợ ảnh, đặt bánh và gửi thiệp mời sinh nhật.

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con thứ: Bạn đưa cả nhà đi ăn Pizza, mua vội bánh sinh nhật trên đường đi, mà nếu có quên mua nến thì cũng không sao cả!

5. Việc giặt giũ

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con đầu: Chỉ cần phát hiện thấy vết bẩn hay vết ố trên quần áo của con, bạn vội thay đồ cho con ngay. Tương tự, nếu bé quyệt bẩn thức ăn, sữa… trên áo quần bạn, bạn cũng phải thay đồ ngay.

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con thứ: Giờ đây mọi chuyện đã khác. Các vết ố bẩn trên quần áo là chuyện nhỏ, quá bình thường đi. Bạn buộc phải thay đồ chỉ khi con tè hoặc ị lên người bạn mà thôi.

6. Việc giữ vệ sinh cho con

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con đầu: Khi cái ti giả của con rớt xuống đất, bạn lập tức bỏ ngay thay cái mới. Ngày nào bé của bạn cũng phải được tắm rửa để bé luôn được sạch sẽ thơm tho.

Su khac biet khi ban nuoi con dau va con thu

Con thứ: Trừ những chỗ quá bẩn như vũng nước hoặc nền nhà vệ sinh công cộng, còn nếu không, khi ti giả của con bị rơi, bạn liền nhặt lên và đưa lại cho bé. Chẳng sao cả, bạn nghĩ thậm chí nó còn tốt cho hệ miễn dịch của bé. Và chỉ khi trông con lem luốc như vừa chui ra từ ống khói, bạn mới thấy cần phải tắm cho con, còn không chỉ cần lau rửa sơ qua là được.
Theo afamily.vn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự khác biệt khi bạn nuôi con đầu và con thứ