Để xe sản xuất lắp ráp trong nước không bị tác động kép trước xe nhập khẩu do cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% theo các hiệp định thương mại tự do, Bộ Tài chính đề xuất bỏ phân nhóm đối với mặt hàng ô tô có dung tích xi lanh dưới 1.000cm3.

Sửa thuế nhập khẩu ô tô: Xe nhỏ tiếp tục được bảo hộ

Một Thế Giới | 18/11/2015, 18:25

Để xe sản xuất lắp ráp trong nước không bị tác động kép trước xe nhập khẩu do cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% theo các hiệp định thương mại tự do, Bộ Tài chính đề xuất bỏ phân nhóm đối với mặt hàng ô tô có dung tích xi lanh dưới 1.000cm3.

Tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị bỏ phân nhóm đối với loại xe có dung tích xi lanh từ 1.000cm3 trở xuống. Theo đó, điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại xe này như loại xe có dung tích xi lanh từ trên 1.000cm3 đến 1.500cm3.
Cụ thể: loại có dung tích xi lanh từ 1.500cm3 trở xuống, từ ngày 1.7.2016 áp dụng thuế suất 40% (giảm 5% so với hiện hành). Từ ngày 1.1.2018 áp dụng thuế suất 35% (giảm 10% so với hiện hành).
Loại có dung tích xi lanh trên 1.500cm3 đến 2.000cm3 từ ngày 1.1.2018 áp dụng thuế suất 40% (giảm 5% so với hiện hành).
Loại có dung tích xi lanh trên 2.500cm3 đến 3.000cm3 từ ngày 11.7.2016 áp dụng thuế suất 55% (tăng 5% so với hiện hành). Từ ngày 1.1.2018 áp dụng thuế suất 60% (tăng 10% so với hiện hành).
Trước đó, tại dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đưa ra nhiều phương án phân chia nhóm mặt hàng ô tô theo dung tích xe với lộ trình thời gian có tăng và có giảm thuế khác nhau. Bộ này đề xuất phân nhóm với dòng xe từ 1.000cm3 trở xuống vì đây là dòng xe được ưu tiên phát triển theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Phân nhóm này được nhận định là phù hợp với quy định của một số nước như Malaysia, Lào...
Tuy nhiên, qua thống kê sơ bộ 9 tháng đầu năm 2015 của cơ quan hải quan, thuế thì số lượng xe có dung tích xi lanh từ 1.000cm3 trở xuống nhập khẩu là 8.650 chiếc, chiếm 89% số lượng xe có dung tích xi lanh từ 1.000cm3 trở xuống tiêu thụ trên thị trường. Xe sản xuất trong nước khoảng 1.100 chiếc, chiếm 11%.
Bộ Tài chính cho rằng việc bỏ phân nhóm với loại xe có dung tích xi lanh từ 1.000cm3 trở xuống nhằm hạn chế rủi ro xe sản xuất trong nước (phổ biến có dung tich xi lanh từ trên 1.000cm3) chịu tác động kép trước xe nhập khẩu do cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% theo các hiệp định thương mại tự do.
Ngoài đề xuất bỏ phân nhóm này, Bộ Tài chính cho biết sau khi dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, Bộ nhận được phản hồi, đa số tán thành lộ trình điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe từ 9 chỗ trở xuống có dung tích xi lanh trên 2.000cm3 trở lên và các dòng xe khác dưới 24 chỗ.
Như vậy, theo lộ trình này, các loại "xe sang" (ô tô sang dung tích trên 3.000cm3) sẽ chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao nhất là 75%, tăng 15% so với hiện hành. Ngược lại, những loại xe nhỏ chỉ dưới 15.00cm3 sẽ được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt xuống 15% hoặc 20%.
Sự điều chỉnh này được Bộ Tài chính lý giải thực hiện theo nguyên tắc mà Thủ tướng đã chỉ đạo tại cuộc họp về chiến lược ngành ô tô: chỉ giảm thuế đối với dòng xe ưu tiên phát triển và áp dụng mức thuế cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe đến 9 chỗ có dung tích trên 3.000cm3. Đây là các loại xe tiêu hao nhiên liệu, kích thước lớn chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và thu nhập người dân Việt Nam, lượng khí thải ra môi trường lớn và các chủng loại xe đến 9 chỗ có giá trị tuyệt đối lớn.
Bảo Hân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sửa thuế nhập khẩu ô tô: Xe nhỏ tiếp tục được bảo hộ