Sau khi ký đạo luật bãi bỏ tình trạng trung lập của Ukraine được chính quyền Viktor Yanukovych xác lập năm 2010, chính quyền mới tại Ukraine đã tiến thêm một bước nữa trong việc quyết tâm đưa quốc gia này tham gia một liên minh quân sự.

Tại sao người dân lo ngại mà Kiev vẫn quyết gia nhập NATO?

12/06/2017, 12:47

Sau khi ký đạo luật bãi bỏ tình trạng trung lập của Ukraine được chính quyền Viktor Yanukovych xác lập năm 2010, chính quyền mới tại Ukraine đã tiến thêm một bước nữa trong việc quyết tâm đưa quốc gia này tham gia một liên minh quân sự.

Chính quyền Ukraine bằng mọi cách đưa nước này gia nhập NATO

Chính quyền Ukraine quyết đưa đất nước gia nhập NATO

Kyiv Post đưa tin, ngày 8.6, với 276/450 nghị sĩ ủng hộ, Quốc hội Ukraine đã thông qua Dự luật sửa đổi chính sách đối ngoại của nhà nước Cộng hoà Ukraine, trong đó ưu tiên tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác với NATO nhằm đạt các tiêu chí cần thiết để có được tư cách thành viên của tổ chức này.

Trong phần giải thích lý do cần phải sửa đổi chính sách đối ngoại của Ukraine, việc đối phó với Nga được xem là nguyên nhân chính.

"Kinh nghiệm của một số nước láng giềng Ukraine cho thấy họ xem các cấu trúc của an ninh tập thể hoạt động trên cơ sở các giá trị dân chủ là cách hiệu quả nhất để đảm bảo an ninh đất nước, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ", dự luật ghi rõ.

Dự luật sửa đổi phải được Tổng thống Petro Poroshenko ký ban hành thì mới trở thành luật.

Trước đó, ngày 8.4, Tổng thống Poroshenko cũng đã ký sắc lệnh về việc phê duyệt Chương trình bảo trợ quốc gia trong năm 2017 của Ủy ban hợp tác Ukraine - NATO.

Theo nội dung chương trình, Kiev sẽ thực hiện các biện pháp cải cách về an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực quan trọng khác như chống tham nhũng hay phân cấp quản lý. Mục đích của những cải cách này là nhằm thúc đẩy Ukraine phát triển theo các tiêu chuẩn của NATO.

Chương trình cũng chủ trương gia tăng đối thoại chính trị giữa Ukraine với NATO, qua đó xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện và thực chất nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine cũng như khả năng đối phó với mối đe dọa từ nước Nga.

Sau khi ký đạo luật bãi bỏ tình trạng trung lập của Ukraine được chính quyền Viktor Yanukovych xác lập năm 2010, chính quyền mới tại Ukraine đã tiến thêm một bước nữa trong việc quyết tâm đưa quốc gia này tham gia một liên minh quân sự.

Đáng chú ý, những chương trình hành động của Kiev hướng về NATO được cho là không hoàn toàn phản ánh ý nguyện của người dân Ukraine - những người đã gửi niềm tin, trao quyền lực cho họ. Theo kết quả khảo sát công bố ngày 10.2.2017 của Viện Gallup – tổ chức chuyên nghiên cứu và khảo sát dư luận toàn cầu của Mỹ, có tới 35% người dân Ukraine được thăm dò đã xem NATO là mối đe doạ đối với Ukraine. Ngược lại chỉ có 29% tin tưởng liên minh quân sự hùng mạnh này có thể bảo vệ cho Ukraine.

Tỷ lệ đó tại thời điểm trước khi xảy ra cuộc xung đột năm 2013 là 29% người dân Ukraine được hỏi xem NATO là mối đe doạ và 17% tin vào khả năng bảo vệ của NATO.

Không những vậy, theo kết quả tất cả các cuộc thăm dò của Gallup đối với Ukraine hàng chục năm qua, tỷ lệ người dân đất nước này coi NATO là mối đe dọa luôn ở mức cao.

Duy nhất năm 2014, khi phương Tây áp lệnh trừng phạt Nga sau sự kiện Crimea, số người dân Ukraine xem NATO là mối đe doạ chỉ còn khoảng 20% và có tới 36% tin vào khả năng bảo vệ của NATO.

Còn ngay dưới thời cựu Tổng thống thân phương Tây Viktor Yuschenko - đạo diễn cuộc Cách mạng Cam và nuôi mộng đưa Ukraine gia nhập NATO - tỷ lệ người dân nước này xem NATO là mối đe doạ cũng rất cao.

Cụ thể, năm 2008 có tới 43% người dân Ukraine được khảo sát cho rằng Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương là mối đe doạ với sự an nguy của Ukraine, trong khi chỉ có 15% người dân Ukraine tin tưởng vào khả năng bảo vệ của NATO. Tỷ lệ đó trong năm 2009 vẫn còn tương ứng là 40% lo sợ NATO đe doạ và 17% tin tưởng NATO bảo vệ.

Như vậy, lực lượng cầm quyền tại Ukraine sau cuộc Cách mạng Cam năm 2004 cũng như chính quyền mới hiện nay của các “chính khách Maidan” theo đuổi việc đưa Ukraine tham gia NATO dường như ra chỉ là mong muốn của họ.

Kiev muốn tìm kiếm cơ chế đặc biệt của NATO cho Ukraine?

Quyết tâm của Kiev cũng khiến cho Brussels rơi vào thế khó xử. Khi Tổng thống Poroshenko có ý định tổ chức trưng cầu ý dân về việc Ukraine gia nhập NATO, đại diện tổ chức quân sự này tại Ukraine, ông Alexander Vinnikov đã phải lên tiếng: "Chúng tôi cho rằng còn một số lượng rất lớn các bước công việc mà Ukraine cần phải thực hiện trong quá trình cải cách, đặc biệt là về an ninh và quốc phòng".

Người đại diện NATO đã dội một gáo nước lạnh vào ước vọng của Kiev khi chỉ ra rằng Ukraine vẫn còn khoảng cách quá xa với các tiêu chuẩn của NATO. Vậy nhưng chính quyền Tổng thống Poroshenko vẫn không giảm nhiệt huyết với việc nhanh chóng đưa Ukraine gia nhập NATO.

Theo giới phân tích, có vẻ như chính quyền Poroshenko đang quyết gây khó cho NATO, buộc Brussels có thể phải xem xét một quy chế đặc biệt cho Ukraine khi quốc gia này chưa thể đáp ứng được tiêu chí của NATO. Đây là một tính toán khả dĩ bởi các bên đều có thể chấp nhận. Bởi khi Ukraine chưa phải là thành viên NATO thì phản ứng của Nga sẽ không quá gay gắt, khi Ukraine không còn xa lạ với NATO thì Kiev cũng bớt hoang mang, mà khi Ukraine hưởng quy chế đặc biệt thì chẳng khác nào NATO đã ở cạnh biên giới nước Nga.

Liên minh châu Âu (EU) được xem là đã trao quy chế đặc biệt cho Ukraine khi ký kết Thoả thuận Brussels - Kiev, trong đó có việc miễn thị thực ngắn hạn cho công dân Ukraine. Nay nếu NATO trao quy chế đặc biệt cho Ukraine nữa thì rõ ràng quốc gia này sẽ có được thêm nhiều lợi ích.

Với quy chế đặc biệt và lợi ích do nó mang lại sẽ khiến nỗi lo sợ của người dân Ukraine về NATO giảm đi, qua đó gia cố nền tảng quyền lực cho chính quyền Ukraine hiện nay, ngăn chặn những lực lượng chính trị thân Nga có thể tạo ra một vị thế bất lợi khi các cuộc bầu cử - cơ chế uỷ nhiệm quyền lực - diễn ra tại Ukraine.

Ngọc Việt

Bài liên quan
Ngưỡng vũ khí hạt nhân bị hạ thấp: Nga đang tự vệ hay thách thức ‘lằn ranh đỏ’ của NATO?
Tổng thống Vladimir Putin hôm 19.11 đã ký phê duyệt bản cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga, một động thái quan trọng trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Nga và phương Tây ngày càng leo thang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao người dân lo ngại mà Kiev vẫn quyết gia nhập NATO?