Báo The Wall Street Journal ngày 4.6 có bài bình luận "Khi gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc "dẹp loạn" nội bộ và củng cố quyền lực". Lâu nay, Bắc Kinh cũng thường sử dụng các cuộc xung đột quốc tế để kích động chủ nghĩa dân tộc. Một Thế Giới xin lược dịch.

Tập Cận Bình gây hấn Biển Đông nhằm củng cố quyền lực?

Một Thế Giới | 09/06/2015, 06:55

Báo The Wall Street Journal ngày 4.6 có bài bình luận "Khi gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc "dẹp loạn" nội bộ và củng cố quyền lực". Lâu nay, Bắc Kinh cũng thường sử dụng các cuộc xung đột quốc tế để kích động chủ nghĩa dân tộc. Một Thế Giới xin lược dịch.

"Quân đội Trung Quốc (TQ) đang xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông khiến các nước láng giềng phải cảnh giác.

Thế giới lo ngại thế nào về việc lãnh đạo Tập Cận Bình đang biến TQ thành một thế lực theo đuổi chủ nghĩa bành trướng ?

Lịch sử hiện đại TQ cung cấp vài đầu mối có ích:  

Việc chuyển giao vai trò lãnh đạoở Trung Quốc  thường là những cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ. Và TQ tỏ ra hung hăng trên biển Đông là để TQ "dẹp loạn" nội bộ
Sau khi một người vươn đến ngôi lãnh đạo, ông ta vẫn phải tiếp tục loại bỏ các đối thủ khỏi các vị trí quan trọng và cài đồng minh của ông ta.
Những bất ổn nội bộ liên tục xảy ra thường chuyển thành xung đột quốc tế, và ngày nay, điều này có thể tái diễn.
Bài học từ thời Mao Trạch Đông

Cuộc chiến tranh biên giới đầu tiên giữa TQ với Ấn Độ diễn ra hồi tháng 8.1959. Trùng hợp với việc Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài công khai chỉ trích Mao Trạch Đông về thất bại của chủ trương Đại nhảy vọt, và về tính hiệu quả của chiến lược quân sự của quân giải phóng nhân dân TQ (PLA). Sau đó, Bành Đức Hoài bị tước quân tịch và bị khai trừ đảng.

Năm 1962, Mao đối diện sự thách thức của Lưu Thiếu Kỳ, người mà Mao chọn kế nhiệm.

Mao mở cuộc xung đột với Ấn Độ để lôi kéo quân đội về phía mình. Mao nắm lại quyền kiểm soát và 4 năm sau, Lưu Thiếu Kỳ cùng vây cánh bị thanh trừng.

7 năm sau, Mao lại đối diện nỗi đe dọa từ Bộ trưởng Quốc phòng Lâm Bưu, một người được chọn kế nhiệm khác. TQ lại mở cuộc chiến tranh biên giới với Liên Xô, khơi dậy chủ nghĩa dân tộc và lại giúp Mao lãnh đạo quân đội. Hai năm sau, Lâm Bưu chết trên đường bôn tẩu, vây cánh của ông ta bị loại bỏ.

Trong mỗi vụ Mao bị đe dọa, ông ta đã củng cố được vị thế chính trị bằng cách phát động một cuộc xung đột quốc tế, trước khi thanh trừng các đối thủ.
Cách nhanh nhất thiết lập quyền lực là phát động chiến tranh

Như Mao, Đặng Tiểu Bình dùng xung đột quốc tế và thanh trừng nội bộ để củng cố quyền lực.

Sau khi Mao chết năm 1976, Đặng Tiểu Bình ủng hộ việc bắt Giang Thanh, vợ Mao, và sau đó hất Hoa Quốc Phong, người thứ ba được chọn kế nhiệm Mao.  

Để lật Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến tranh biên giới 1979 với Việt Nam. Cuộc chiến tranh này hé lộ sự bất lực trong chiến thuật trên chiến trường của PLA.

Quân đội TQ thua đau trận này, nhưng Đặng Tiểu Bình có một chiến thắng chiến thuật. Quân TQ đánh không lại Việt Nam, ông ta rút quân, hất được Hoa Quốc Phong và thay thế nhiều tướng lĩnh theo chủ nghĩa Mao bằng những đồng minh của ông ta.

Theo tướng TQ  Lưu Á Châu, chiến tranh biên giới 1979 duy trì được quyền lực của Đặng Tiểu Bình: “Chúng ta phải hiểu cuộc chiến này từ quan điểm chính trị: cuộc cải cách của Đặng đòi hỏi quyền lực. Cách nhanh nhất để lập quyền lực là phát động một cuộc chiến”.

Ông Tập mãn nhiệm, Bắc Kinh sẽ càng thích gây gổ hơn?

Khi nắm quyền lực, cả hai ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào giữ vai trò “người nắm cân bằng” giữa hai nhóm bè phái.

Đến năm 2012, ông Tập nắm quyền lực. Thay vì giữ cân bằng giữa các bè phái, ông Tập củng cố quyền lực theo cách của Mao và Đặng Tiểu Bình, thu hút sự ủng hộ của người dân bằng cách gây xung đột với các nước láng giềng của TQ, trừng phạt các đối thủ trong đảng và quân đội bằng chiến dịch bài trừ tham nhũng.

Để thể hiện quyền lực trên PLA, ông Tập mặc quân phục, rao truyền những tuyên bố hiếu chiến, quan điểm “châu Á của người châu Á” và tiến hành hoạt động cải tạo đất trái phép trên biển Đông.

Những động thái hung hăng này giúp ông Tập giành được sự ủng hộ và thu tóm quyền lực trong quân đội. Ông tiếp tục truy quét kẻ tham nhũng và tầm ảnh hưởng của nước ngoài, theo đúng kỹ thuật của cuối thập niên 1960 và 1989 - 1990: Từ tháng 1 đến tháng 4.2015, đã có 10.125 cán bộ TQ bị kỷ luật do tham nhũng, riêng tháng 4 có 2.508 “quan tham” bị trừng phạt.

Như Mao và Đặng, việc củng cố quyền lực của ông Tập có thể giúp TQ ổn định chính trị trong thời gian ngắn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra, khi nhiệm kỳ của ông kết thúc?

Vì đã “đập vỡ nồi cơm” của nhiều lãnh đạo quyền lực và đưa các đồng minh vào Bộ Chính trị, không chắc ông Tập sẽ về hưu hẳn. Ông có thể thay đổi chuẩn mực của đảng và tìm cách tiếp tục bám quyền lực.

Hơn nữa, ông Tập có thể chọn một người kế nhiệm, rồi ông điều khiển đảng từ hậu trường.

Tất cả những phương án này sẽ gây ra những cuộc tranh giành quyền lực, tái hiện thời hỗn loạn của những năm 1962, 1969, 1979, 1989 và 2011.

Các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ và quanh khu vực biển Đông có lẽ sẽ được nghỉ xả hơi, nếu ông Tập thành công trong việc củng cố quyền lực.

Nhưng họ nên sẵn sàng vào năm 2020, khi một cuộc chuyển giao quyền lực nữa đồng nghĩa với việc Bắc Kinh sẽ càng thích gây gổ, đánh nhau hơn”.

Trần Trí (lược dịch từ The Wall Street Journal) 

Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập Cận Bình gây hấn Biển Đông nhằm củng cố quyền lực?