Ngay sau khi người dân Anh đồng ý tách khỏi khối EU, Ngoại trưởng Tây Ban Nha đã "thừa gió bẻ măng" nói rằng muốn chia sẻ chủ quyền vùng lãnh thổ tranh chấp với Anh.

Tây Ban Nha muốn được 'cùng quản lý' lãnh thổ hải ngoại của Anh

Hà Ngọc Bách | 24/06/2016, 21:57

Ngay sau khi người dân Anh đồng ý tách khỏi khối EU, Ngoại trưởng Tây Ban Nha đã "thừa gió bẻ măng" nói rằng muốn chia sẻ chủ quyền vùng lãnh thổ tranh chấp với Anh.

Ngày 24.6, ngay sau khi biết kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo đã đề xuất chia sẻ chủ quyền đối với vùng lãnh thổ Gibraltar, khu vực đang tranh chấp giữa Anh và Tây Ban Nha.

Ông Garcia-Margallo cho rằng việc chia sẻ chủ quyền với Tây Ban Nha sẽ cho phép vùng lãnh thổ Gibraltar duy trì sự tiếp cận thị trường chung của EU, sau khi Anh chính thức hoàn tất thủ tục rời khỏi EU.

"Công thức của chúng tôi... là chia sẻ chủ quyền Anh-Tây Ban Nha trong một khoảng thời gian nhất định, rồi sau đó sẽ tiến tới việc trao trả lại Gibraltar cho Tây Ban Nha", Ngoại trưởng Jose Manuel Garcia-Margallo nói với đài truyền thanh của nước này.

Ông Fabian Picardo, Bộ trưởng đứng đầu Gibraltar nói sau khi kết quả trưng cầu dân ý tại Anh được công bố: "Chúng ta đã vượt qua những thách thức lớn hơn. Đây là thời điểm cho tinh thần đoàn kết, bình tĩnh và tư duy hợp lý. Đoàn kết và thống nhất, chúng ta sẽ tiếp tục đi tới thịnh vượng".

Gibraltar là khu vực bỏ phiếu ủng hộ Anh ở lại EU nhiều nhất trong các khu vực bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ của nước Anh với 95,9% cử tri tại đây ủng hộ nước Anh vẫn là thành viên của EU.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy thìnhấn mạnh rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động Tây Ban Nha đang làm việc tại Gibraltar. Hàng ngàn người Tây Ban Nha đang sống và làm việc tại Gibraltar.

Bán đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển phía nam của Tây Ban Nha là một trong số những lãnh thổ hải ngoại của Anh từ năm 1713 và hiện có khoảng 30.000 cư dân, là điểm nóng trong quan hệ giữa Madrid với London trong nhiều năm qua.

Trong những năm gần đây, Tây Ban Nha và Anh thường xuyên có những vụ đụng độ xung quanh lãnh hải của Gibraltar khi London cáo buộc tàu của Tây Ban Nha thường xuyên "xâm nhập lãnh hải" của mình.

Mới đây nhất vào ngày 11.5, máy bay của không quân Hoàng gia Anh chở Ngoại trưởng Philip Hammond đã bị cấm bay qua không phận Tây Ban Nha khi đang trên đường tới Gibraltar.Khi đó ông Philip Hammond thực hiện chuyến đi tới Gibraltarnhằm vận động ủng hộ Anh ở lại EU.

Đề xuất cùng "cùng quản lý" Gibraltar của Ngoại trưởng Tây Ban Nha không phải là mới, thực tế năm 2002, một thỏa hiệp trên nguyên tắc về chủ quyền chung ở Gibraltar giữa chính phủ Anh và Tây Ban Nha đã được loan báo.

Khi đó người dân và chính quyềnGibraltar đã tổ chức một phong trào phản đối mạnh mẽ thỏa hiệp này. Đỉnh điểm là việc từ chối thẳng thừng trong cuộc trưng cầu dân ý về chủ quyền Gibraltar năm 2002.Từ đó chính phủAnhtuyên bố giờ từ chối thảo luận về chủ quyền với Tây Ban Nha nếu không có sự đồng ý của người dân Gibraltar.

Thiên Hà
Bài liên quan
Nvidia ra mắt mô hình AI sửa đổi giọng nói, tạo âm thanh mới lạ từ văn bản tương tự của OpenAI, Meta
Hôm 25.11, Nvidia đã trình làng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới có khả năng tạo nhạc, sửa đổi giọng nói, tạo ra những âm thanh mới lạ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tây Ban Nha muốn được 'cùng quản lý' lãnh thổ hải ngoại của Anh