Ngày 22.6, Tổ chức Nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đạt bước tiến lớn trong công nghệ vũ trụ. Tên lửa đẩy PSLV- C34 đã đưa thành công 20 vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất chỉ trong một lần phóng.

Tên lửa Ấn Độ lập kỷ lục mới đưa 20 vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất

Trung Trực | 22/06/2016, 18:20

Ngày 22.6, Tổ chức Nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đạt bước tiến lớn trong công nghệ vũ trụ. Tên lửa đẩy PSLV- C34 đã đưa thành công 20 vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất chỉ trong một lần phóng.

Theo báoTimes of India của Ấn Độ,tên lửa đẩyPSLV-C34 của Ấn Độ đã lập kỷ lục mớichỉ trong một lầnphóngđã đưa vào quỹ đạo tổng cộng 20 vệ tinh. Trong số này có17 vệ tinh của nước ngoài.

Tên lửa đẩyPSLV-C34 nặng 320 tấn, thực hiện chuyến phóngthứ 36 lúc 9 giờ 26 phút sáng ngày22.6 (giờ địa phương) từ Trung tâm không gian Satish Dhawan. Trong 20 vệ tinh cóvệ tinh Cartosat-2 của Ấn Độchuyêncung cấp dịch vụ cảm ứng từ xacùng các vệ tinh quan sát trái đất và vệ tinh hình ảnh của Mỹ, Canada, Đức và Indonesia.

Vệ tinh Cartosat-2 được đưa vào quỹ đạo lúc 9 giờ 44 phút. Với vệ tinh nặng 727,5 kg này, tên lửaPSLV-C34 chởtổng cộng 1.288 kg đivào không gian và bắt đầu chuyển vệ tinh vào quỹ đạo 17 phút sau khi phóng.

Ở giai đoạn cuối chuyến bay, Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) đãbiểu diễn khả năng chuyển các vệ tinh đến các quỹ đạo khác nhau từ mộttênlửaPSLV. Khi thực hiện cuộc biểu diễn, tên lửa nàytái khởi động hai lần ở tầng bốn(tầng cuối) rồi di chuyển vài km qua một quỹ đạo khác.

Các nhà khoa học ISRO cho biết lầnphóngbiểu diễn này nhằm chuẩn bị cho chuyến phóngkhác vìhọ đãlên kế hoạch chỉ dùng một phương tiện phóng đểđưa nhiềuvệ tinh đến các quỹ đạo khác nhau.

ISRO từng lập kỷ lục thế giới về số vệ tinh nhiều nhất được phóng trên cùng một lầnphóng vào ngày 28.4.2008. Khi ấy, tên lửaPSLV đãđưa 10 vệ tinh vào quỹ đạo.

Đến năm 2013, Cơ quan Hàng không và vũ trụMỹ (NASA) đã tổ chứcphóng một lần29 vệ tinh vào quỹ đạo. Năm2014, Nga phá kỷ lục thế giới khi chỉ một lầnphóng đã đưa vào quỹ đạo33 vệ tinh.

Hồi tháng 12.2015, khi tên lửaPSLV-C29 đem 6 vệ tinh của Singapore vào quỹ đạo, ISRO đã tiến hành một thử nghiệm lớn: tầng cuối được tái khởi động và tắt sau khi các vệ tinh được đưa vào quỹ đạo.

Các nhà khoa học ISRO cho biết tên lửa đẩyPSLV-C34 được lập trình từ trước chuyến bay sáng 22.6 để thực hiện các vận động nhỏ nhằm chuyển 20 vệ tinh đến các quỹ đạođồng bộ cực với nhiều hướng và vận tốc khác nhau. Như vậy sẽbảo đảm các vệ tinh được đặt ở khoảng cách đủ xa để không va vào nhau.

Từ tháng 5.1999, ISRO bắt đầu phóng các vệ tinh của nước ngoài trên tên lửaPSLV. Kể từ đó, với uy tín đạt được, ISRO đãphóng thành công nhiều vệ tinh nước ngoài bằng tênlửaPSLV với giá thấp hơn 60 % so với giá phóng vệ tinh của các cơ quan không gian nước ngoài. Cho đến nay, ISRO đã phóng tổng cộng 57 vệ tinh nước ngoài.

Ngoài ba vệ tinh của Ấn Độlà Cartosat-2, Sathyabamasat của Đạihọc Sathyabhama ở TP Chennai) và Swayam của Đại học Kỹ thuật Pune, các vệ tinh nước ngoài được phóng sáng ngày22.6 gồm Lapan-A3 (Indonesia), Biros (Đức), M3MSat (Canada), vệ tinh SkySat Gen2-1 do Google thiết kế (Mỹ), GHGSat-D (Canada) và 12 vệ tinh Dove (Mỹ).

Trung Trực
Bài liên quan
Tàu vũ trụ Trung Quốc sẽ thu thập mẫu đá sao Hỏa để đưa về Trái đất thế nào?
Trung Quốc tiến thêm một bước nữa trong việc đưa những mẫu vật đầu tiên của sao Hỏa trở về Trái đất với việc phát triển một thiết bị nhẹ để thu thập mẫu đá hành tinh đỏ trên quỹ đạo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tên lửa Ấn Độ lập kỷ lục mới đưa 20 vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất