Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, sắp tới cần đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác nhân sự để khóa sau làm sao tính thời điểm đại hội Đảng và bầu Quốc hội sát nhau. Nếu không tháng 3 bầu, tháng 7 lại bầu lại. Tháng 3 vừa tuyên thệ, tháng 7 lại tuyên thệ tiếp thì không thiêng lắm.

Tháng 3 tuyên thệ, tháng 7 lại tuyên thệ tiếp thì không thiêng lắm

Trí Lâm | 26/04/2016, 15:23

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, sắp tới cần đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác nhân sự để khóa sau làm sao tính thời điểm đại hội Đảng và bầu Quốc hội sát nhau. Nếu không tháng 3 bầu, tháng 7 lại bầu lại. Tháng 3 vừa tuyên thệ, tháng 7 lại tuyên thệ tiếp thì không thiêng lắm.

Rút kinh nghiệm trong việc tuyên thệ

Ngày 25.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã họp cho ý kiến về nội dung đánh giá kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hộikhóa XIII và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hộikhóa XIV. Tại cuộc họp này, nhiều ý kiến cho rằng về hình thức bầu có một số điều cần phải rút kinh nghiệm.

Báo cáo tại phiên họp, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biếtkỳ họp thứ 11 là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Tại kỳ họp này, thực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên thệ trước Quốc hội, thể hiện mạnh mẽ và khắc ghi trong tâm lời hứa tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

Tuy nhiên, việc tuyên thệ cũng được các ĐBQH góp ý những điểm chưa hợp lý để rút kinh nghiệm trong những kỳ họp sau. Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, sắp tới cần đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác nhân sự để khóa sau làm sao tính thời điểm đại hội Đảng và bầu Quốc hội sát nhau.

“Nếu không tháng 3 bầu, tháng 7 lại bầu lại. Tháng 3 vừa tuyên thệ, tháng 7 lại tuyên thệ tiếp thì không thiêng lắm”, ông Chiến cho hay.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, việc tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án TAND tối cao đã để lại dấu ấn và tinh thần trách nhiệm, tuy nhiêncó nhiều điểm chưa được chặt chẽ cho lắm.

“Khi đã tuyên thệ thì phải rất nghiêm túc, nhất thiết từ Đoàn chủ tịch đến đại biểu Quốc hội phải đứng lên. Chứ như vừa qua, lãnh đạo tuyên thệ đứng lên còn các đại biểu và đoàn chủ tịch vẫn ngồi”, ông Tỵ nói.

Đồng tình với những ý kiến này, Chủ nhiệmỦyban Văn hoá, Giáo dục,thanh niên, thiếu niênvànhi đồngNguyễn Thanh Hảicũng đề nghị nghi thức tuyên thệ của các đồng chí nguyên thủ cần được đồng bộ, thống nhất; quan tâm đến việc phối hợp với Bộ Văn hoá, thể thao du lịch và Vụ Lễ tân Nhà nước để chuẩn hoá nghi thức tuyên thệ.

“Mong tổng thư ký Quốc hội quan tâm tới việc phối hợp với Bộ VH-TT&DL, Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) để chuẩn hóa kịch bản, đảm bảo nghi lễ thống nhất, có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc tuyên thệ” - bà Hải nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, việc người tuyên thệ đứng trang nghiêm, trong khi đoàn Chủ tịch ngồi, các đại biểu dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh sẽ dễ khiến người dân cảm thấy không nghiêm túc, trái với sự trang nghiệm.

“Chúng ta sẽ nghiên cứu lại. Đề nghị Tổng thư ký nắm thêm dư luận xã hội, bàn thêm với Bộ VHTT-DL để hoàn chỉnh lại nghi thức tuyên thệ quốc gia, sau này cứ thế mà làm” – bà Ngân nói.

Phải đảm bảo quyền bỏ phiếu kín

Rút kinh nghiệm trong kỳ họp vừa qua, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, cần phải đổi mới công tác kỳ họp để đạt được kết quả tốt hơn nữa. Bởi vì thời gian thảo luận ở đoàn lâu quá, hồ sơ bầu nhân sự mà không đưa cho đại biểu nghiên cứu thì cần rút kinh nghiệm. Đại biểu họ phản ánh như vậy là đúng.

Phó Chủ tịch Quốc hộiĐỗ Bá Tỵ ý kiến rằng, vừa qua có tình trạng phiếu phát ra không có dấu, phải thu hồi lại khiến thời gian đợi chờ kiểm phiếu rất lâu, gây bức xúc cho nhiều đại biểu. Nhiều ĐBQH nói ở địa phương chưa bao giờ xảy ra chuyện này. Phát phiếu ra không có dấu là lỗi của chúng ta, đâu phải lỗi của đại biểu. Điều này cần rút kinh nghiệm sâu sắc.

Về phần góp ý của mình, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đề nghị phải đảm bảo quyền bỏ phiếu kín của ĐBQH. Bà Nga cho rằng nên có một phòng riêng để đại biểughi phiếu, không nên ngồi sát nhau tại hội trường ghi phiếu như hiện nay.

“Theo tôi, nên bố trí một số phòng để đại biểu ghi phiếu, vì đại biểu không muốn có người đi ngang qua thấy mình gạch người này, người kia. Làm như vừa qua là không thể hiện quyền riêng tư, quyền bỏ phiếu kín của đại biểu” - bà Nga cho biết.

Theo Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, kỳ họp này Quốc hội thứ XIV sẽ dành 11 ngày để xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự cấp cao của Nhà nước, quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách các thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh…

Ngoài ra, kỳ họp sẽ dành năm ngày để xem xét, thảo luận các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng như: Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước sáu tháng đầu năm 2016; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước sáu tháng cuối năm 2016; xem xét, thông qua các nghị quyết của Quốc hộivề Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hộinăm 2017…

Trí Lâm
Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháng 3 tuyên thệ, tháng 7 lại tuyên thệ tiếp thì không thiêng lắm