Tối 15.8, Bộ Y tế ghi nhận thêm 9.580 ca mắc COVID-19, TP.HCM vẫn nhiều nhất với 4.516 ca.

Thêm 9.580 ca mắc COVID-19 mới, Bộ Y tế thí điểm cho F0 sử dụng thuốc kháng vi rút

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 15/08/2021, 19:13

Tối 15.8, Bộ Y tế ghi nhận thêm 9.580 ca mắc COVID-19, TP.HCM vẫn nhiều nhất với 4.516 ca.

Bộ Y tế cho biết từ 18 giờ ngày 14.8 đến 18 giờ 30 ngày 15.8 đã ghi nhận 9.580 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 9.574 ca ghi nhận trong nước. Cụ thể, tại TP.HCM (4.516), Bình Dương (2.358), Đồng Nai (546), Long An (514), Đồng Tháp (271), Tiền Giang (209), Cần Thơ (170), Khánh Hòa (166), Tây Ninh (159), Đà Nẵng (83), Sóc Trăng (82), Bến Tre (60), Hà Nội (39), Bình Thuận (39), Quảng Ngãi (34), An Giang (34), Nghệ An (27), Phú Yên (27), Quảng Nam (26), Ninh Thuận (22), Bình Định (22), Bắc Ninh (21), Kiên Giang (19), Lào Cai (18), Bà Rịa - Vũng Tàu (16), Hà Tĩnh (14), Đắk Nông (13), Lâm Đồng (11), Hậu Giang (10), Thừa Thiên Huế (8 ), Quảng Trị (8 ), Gia Lai (8 ), Cà Mau (6), Hải Dương (5), Bình Phước (4), Quảng Bình (2), Thanh Hóa (2), Thái Bình (2), Ninh Bình (1), Hưng Yên (1), Bắc Giang (1), trong đó có 2.470 ca trong cộng đồng.

yen-6.jpg
Bộ Y tế đồng ý thí điểm cho F0 sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir

Đã có 5.519 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 15.8, tổng số ca được điều trị khỏi là 102.504 ca.

Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam đang có 7 biến thể của vi rút SARS-CoV-2. Riêng đợt dịch thứ tư, nước ta ghi nhận 2 chủng là Delta và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh). Trong đó, biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh, được WHO xếp vào nhóm "biến thể gây quan ngại", khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến thể Alpha (khả năng lây nhiễm của chủng Alpha cao hơn 60-70% so với chủng ban đầu).

Bộ Y tế cũng nhận định, đợt dịch này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì lý do này mà phác đồ điều trị COVID-19 mới của Bộ Y tế, đã rút ngắn thời gian từ khi có triệu chứng đến diễn biến nặng còn 5-8 ngày, so với 7-8 ngày như trước đây. 

Bên cạnh đó, trong ngày 15.8, Bộ Y tế cũng cho biết trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, việc giúp người bệnh được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. Theo đó, Bộ Y tế sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần. 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay việc điều trị các trường hợp F0 tại nhà, cộng đồng kèm theo chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần để làm giảm nguy cơ xuất hiện triệu chứng, giảm chuyển nặng, tử vong và giảm khả năng lây lan là một trong những ưu tiên hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong chiến lược mới phòng, chống dịch COVID-19. Chính vì thế thuốc triển vọng được sử dụng trong chương trình là Molnupiravir. Đây là một trong những thuốc kháng virus giúp giảm nhanh nồng độ virus trong cơ thể người nhiễm. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir tại Mỹ, Ấn Độ đã cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng vi rút rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa chỉ sau 5 ngày điều trị, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.

Chương trình sẽ bắt đầu triển khai thí điểm tại TP.HCM từ ngày 16.8 với 3 hoạt động gồm lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng. Cùng với đó là cung cấp hộp thuốc home-based care cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ tư vấn và quản lý sức khỏe trong phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà, không ra ngoài, tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan.

Bài liên quan
Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai: Bộ Y tế chỉ đạo theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng
Số người bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì tại Đồng Nai đã lên đến hơn 470 người, trong đó có 7 ca điều trị hồi sức tích cực và 2 bệnh nhi đang được lọc máu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm 9.580 ca mắc COVID-19 mới, Bộ Y tế thí điểm cho F0 sử dụng thuốc kháng vi rút