Theo ông Huỳnh Thành (đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai), thiên tai là do nhân quả, gieo nhân nào gặt quả ấy. Đó là do con người khai thác nước ngầm quá nhiều, phá rừng nhiều; phát triển thủy điiện ở nhiều nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến người dân...



Thiên tai ở nước ta hầu hết do con người

Trí Lâm | 01/04/2016, 17:44

Theo ông Huỳnh Thành (đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai), thiên tai là do nhân quả, gieo nhân nào gặt quả ấy. Đó là do con người khai thác nước ngầm quá nhiều, phá rừng nhiều; phát triển thủy điiện ở nhiều nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến người dân...



Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13, hôm nay 1.4, đại biểu Huỳnh Thành dẫn ra ví dụ, trong 3 năm, chỉ tính trong 5 tỉnh,diện tích rừng bị mất 358.000ha.Lâu nay con số bị ảo, không thật. Nhân đây thì chúng ta cần phải kiểm kê rừng để có những con số thực chất hơn và có kế hoạch ứng phó.

“Không có một đất nước nào trên thế giới chặn một dòng sông lớn để chuyển sang dòng sông khác nhằm xây thủy điện như An Khê Knak. Không có năm nào mà thủy điện An Khê Knak hoàn thành mà không có dân khiếu kiện, không có hạn hán” – đại biểu Huỳnh Thành nhấn mạnh.

Đại biểu Huỳnh Thành cho hay điều cần quan tâm là phải bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ. Phải bảo vệ bằng được sinh thủy, nhất là có nhiều dòng sông khởi nguồn từ trong nước chứ không phải từ nước ngoài.

Theo ông Huỳnh Thành, ngoài ra cần bảo vệ chặt chẽ việc khai thác nước ngầm, không để tình trạng vô tội vạ như hiện nay, không ai quản lý. Cần phải xây dựng các công trình thủy lợi.

Đại biểu Thành cũng nói rằng nếu các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay mà có thủy lợi thì cũng giảm được tác hại của khô hạn, cần bố trí lại kế hoạch mùa vụ và cơ cấu cây trồng vật nuôi. Cần khắc phục sai lầm về đầu tư xây dựng thủy điện An Khê. Cần phải ưu tiên đời sống của người dân.

Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) cũng nhận định hạn hán lịch sử đang diễn ra tại Tây Nguyên và các tỉnh phía nam, trong đó có nguyên nhân rừng đang bị khai thác và tàn phá nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sản xuất của người dân.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Tiền Giang), đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nạn xâm nhập mặn, 9/13 tỉnh đã công bố thiên tai, gây hại nặng nề ở nhiều lĩnh vực, nếu không có giải pháp ứng phó thì đồng bằng này sẽ từ vùng trù phú thành vùng đói khát. Chưa bao giờ vùng này lại bị ảnh hưởng nặng nề như vậy.

Bà Kim Bé cũng nêu thực trạng kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua còn hạn chế, tăng trưởng nông nghiệp sụt giảm, nông nghiệp không có thương hiệu cạnh tranh, sự chuyển biến trong nông nghiệp còn chậm, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

“Về căn cơ không chỉ chờ vào sự chia sẻ nước ngọt từ các nước thượng nguồn sông Mê Kông. Ta biết từ trước những khó khăn này từ lâu nhưng việc ứng phó với thiên tai cho vùng này chưa kịp thời, chậm chạp” – bà Kim Bé cho hay. Bà nói, việc xây dựng các cống ngăn mặn, đề án có từ lâu những việc xây dựng rất chậm chạp. Tác động của biến đổi khí hậu đến nhanh, mạnh hơn dự báo, nhân dân các vùng chịu ảnh hưởng rất cần sự trợ giúp. Theo đó, cần hỗ trợ ngắn hạn là cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân, về dài hạn cần ưu tiên đầu tư khép kín cho đê bao để đảm bảo giữ nước ngọt. Cần quy hoạch lại ĐBSCL để vùng này thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia…

Trí Lâm
Bài liên quan
TP.HCM nghiên cứu sử dụng thiết bị bay không người lái trong phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn
UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về chủ động đảm bảo thông tin, liên lạc thường xuyên, an toàn, tin cậy, hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiên tai ở nước ta hầu hết do con người