Các nhà khoa học đang phát triển một công nghệ tiêu diệt tế bào ung thư nhanh chóng, hiệu quả và gần như không có tác dụng phụ bằng kim loại Iridi.

Thiên thạch mang tới trái đất vũ khí diệt ung thư?

05/11/2017, 16:25

Các nhà khoa học đang phát triển một công nghệ tiêu diệt tế bào ung thư nhanh chóng, hiệu quả và gần như không có tác dụng phụ bằng kim loại Iridi.

Thiên thạch đã tiêu diệt loài khủng long cũng mang lại cho chúng ta vũ khí diệt tế bào ung thư?

Iridi là một nguyên tố hóa học với số nguyên tử 77 và ký hiệu là Ir. Là một kim loại chuyển tiếp, cứng, màu trắng bạc thuộc nhóm platin, Iridi là nguyên tố đặc thứ 2 (sau osmi) và là kim loại có khả năng chống ăn mòn nhất, thậm chí ở nhiệt độ cao khoảng 2.000°C.

Nhiệt độ nóng chảy của loại kim loại này rất lớn vào khoảng 2.400°C. Trong tự nhiên, Iridi là một kim loại cực hiếm trong bề mặt vỏ Trái đất, và dù rất quan trọng, mỗi năm con người chỉ sử dụng 3 tấn kim loại này trong công nghiệp mà thôi.

Iridi được tìm thấy nhiều trong sét thuộc ranh giới địa chất K-T (kỷ Creta - kỷ Trias) đã đưa đến giả thuyết Alvarez, mà theo đó sự ảnh hưởng của một vật thể lớn ngoài không gian đã gây ra sự tiệt chủng của khủng long và các loài khác cách đây 66 triệu năm. Cụ thể thì các thiên thạch từng bắn phá Trái đất thường có hàm lượng cao hơn hàm lượng trung bình trong vỏ Trái đất.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Warwick (Anh) và Đại học Sun Yat-Sen ở Trung Quốc phát triển một phương pháp mới để phá hủy các tế bào ung thư sử dụng kim loại Iridi.

Đầu tiên họ tạo ra một khối u ung thư phổi trong phòng thí nghiệm. Sau đó họ phát triển một dung dịch hữu cơ có chứa Iridi, có khả năng biến đổi oxy thành một loại chất độc tên oxy singlet làm phá hủy tế bào ung thư.

Oxy singlet (Oxy mức đơn) là tên gọi cho các phân tử O2 ở mức năng lượng cao, ở mức đó các tất cả electron spin đều có cặp, có khuynh hướng linh động hơn đối với phân tử hữu cơ thông thường. Trong tự nhiên, oxy singlet thường được tạo thành từ nước qua quá trình quang hợp sử dụng năng lượng mặt trời. Nó cũng được tạo ra trong tầng đối lưu bằng phản ứng quang phân ozone dưới ánh sáng bước sóng ngắn, và từ hệ thống miễn dịch với vai trò là nguồn oxy chủ động.

Các carotinoit trong các sinh vật quang hợp (và cũng có thể trong các động vật) đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu năng lượng từ oxy singlet và chuyển hóa nó thành trạng thái ổn định không bị kích thích trước khi nó có thể gây hại cho các tế bào.

Theo Peter Sadler từ Đại học Warwick thì hiện 50% hóa trị liệu ung thư hiện nay dùng bạch kim như một loại thuốc chỉ thị mục tiêu. Điều này có nghĩa là khá nhiều cơ hội để cho các loại kim loại quý khác như Iridi có thể trở thành "thuốc chỉ thị mục tiêu" mới nhằm tấn công các tế bào ung thư.

"Đã đến lúc chúng ta cần phải sử dụng Iridi từ một tiểu hành tinh đâm xuống trái đất cách đây 66 triệu năm", Sadler cho hay.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đang ở mức sơ khởi và chưa có khả năng sớm trở thành một phương pháp điều trị ung thư được ứng dụng trong thực tế.

Thiên Hà

Bài liên quan
Talkshow Gen Z và Ung thư 2024: Ung thư ngày nay
Trong những năm gần đây, ung thư đã trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt khi số ca mắc mới gia tăng và xu hướng trẻ hóa rõ rệt. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trên thế giới mỗi năm có thêm khoảng 160.000 trẻ em mắc mới ung thư và 90.000 trẻ em tử vong do căn bệnh này, riêng tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1.800 trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, những người trẻ hiện chưa nhận thức sâu rộng về cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiên thạch mang tới trái đất vũ khí diệt ung thư?