Một nhóm nghiên cứu từ Đức, Trung Quốc, Mỹ và Thụy Sĩ đã phát triển một con chip thần kinh cho phép "đọc được suy nghĩ" của những người hoàn toàn bị tê liệt.

Thiết bị đọc ý nghĩ của những người bị liệt hoàn toàn

Vũ Trung Hương | 03/02/2017, 06:19

Một nhóm nghiên cứu từ Đức, Trung Quốc, Mỹ và Thụy Sĩ đã phát triển một con chip thần kinh cho phép "đọc được suy nghĩ" của những người hoàn toàn bị tê liệt.

Các chuyên gia khẳng định rằng họ đã tạo ra giao diện thần kinh cho phép tiến hành cuộc trò chuyện với những người bị liệt ở mức độ mà một số nhà khoa học cho đến gần đây vẫn cho là không tưởng.

Công nghệ được sử dụng cho phép đánh giá hoạt tính các bộ phận khác nhau trong vỏ não qua lưu lượng máu chảy qua các bộ phận đó. Cường độ này được xác định bằng phương pháp bức xạ hồng ngoại gần. Giao diện thần kinh này đã có thể phân biệt tương đối ổn định giữa một câu trả lời là "có" và "không".

Tham gia thử nghiệm có bốn bệnh nhân bị bệnh thoái hóa thần kinh khiến người bị liệt hoàn toàn, nhưng vẫn giữ được khả năng tư duy, một khả năng mà cho đến nay vẫn bị các chuyên gia nghi ngờ.

Trong mười ngày sau khi ứng dụng thiết bị cho mỗi bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả là bệnh nhân đã có thể trả lời chính xác các câu hỏi, đó là duy nhất và chắc chắn mọi người đều biết. Ví dụ, câu hỏi "Paris là thủ đô của nước Pháp?", giao diện thần kinh gần như luôn luôn ghi nhận từ người bệnh câu trả lời là “ đúng” và câu hỏi "Paris là thủ đô của nước Đức?" – câu trả lời là “sai”.

Khi hiệu quả của con chip thần kinh đạt mức cần thiết, các nhà nghiên cứu có tham khảo ý kiến ​​với các gia đình bệnh nhân và bắt đầu đặt những câu hỏi khác mà lời đáp phản ánh các ý kiến ​​và tâm trạng của bản thân người bị liệt.

Nhờ vậy, lần đầu tiên những bệnh nhân bị liệt hoàn toàn đã truyền đạt được những suy nghĩ của mình tới thế giới bên ngoài và các nhà khoa học tin rằng những người bị liệt hoàn toàn vẫn có khả năng tư duy dù không thể di chuyển được.

Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng sẽ cải tiến công nghệ của họ để người bệnh không chỉ có cơ hội trả lời "có" hoặc "không", mà còn chọn lựa các chữ cái trong bảng chữ cái để sự giao tiếp của họ với thế giới bên ngoài sẽ có giá trị hơn.

Các nhà khoa học đã công bố công trình của họ trên tạp chí PLoS Biology.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiết bị đọc ý nghĩ của những người bị liệt hoàn toàn