Miệng hôi chủ yếu là do ít vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ, hình thành lỗ sâu trên răng và dần sẽ gây nên mùi hôi trong khoang miệng. Bên cạnh đó, cũng có những thủ phạm khác gây ra hôi miệng chúng ta không ngờ tới.

'Thủ phạm' gây hôi miệng khiến bạn bất ngờ

La Hường | 23/12/2018, 14:14

Miệng hôi chủ yếu là do ít vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ, hình thành lỗ sâu trên răng và dần sẽ gây nên mùi hôi trong khoang miệng. Bên cạnh đó, cũng có những thủ phạm khác gây ra hôi miệng chúng ta không ngờ tới.

          

Không chăm sóc răng miệng tốt

BS tai mũi họng Marc Gibber, ở Trung tâm y khoa Montefiore, Mỹ cho biết: “Thức ăn còn sót lại trong miệng là nơi các vi khuẩn bám vào”. Vì các mầm bệnh giống như môi trường ẩm ướt, nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách, nó có thể trở thành nơi nhiễm bẩn và bắt đầu có mùi, vi khuẩn sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh phát ra mùi hôi như mùi trứng thối.

Để chải răng đúng, bạn giữ bàn chải nằm ngang, nghiêng một góc 45 độ so với răng, từ từ di chuyển sang hai bên trái phải. Nên chải răng 2 lần một ngày, mỗi lần 2 phút. Đối với chỉ nha khoa, điều quan trọng là nhẹ nhàng và kỹ lưỡng. Đánh răng không thể làm sạch toàn bộ bề mặt răng, do đó bạn đừng quên dùng chỉ nha khoa.

Không uống đủ nước

Cơ thể mất nước có thể khiến bạn tiết quá ít nước bọt, đó là vấn đề, vì nước bọt làm sạch những vi khuẩn gây mùi. Các nhà dinh dưỡng khuyên bạn nên uống từ 6 đến 8 cốc 250ml nước mỗi ngày. Nước trà xanh cũng tốt. Một nghiên cứu của Israel năm 2012 cho thấy các chất chống oxy hóa trong trà xanh làm thay đổi một số hợp chất lưu huỳnh trong hơi thở hôi.

Thói quen ăn uống

Ăn nhiều đường sẽ khiến vi khuẩn tự nhiên trong miệng sẽ sinh sôi nhờ lượng đường cao, hình thành nhiều mảng bám trên răng và nướu.

Ăn quá nhiều chất béo sẽ làm tăng tải trọng trên lá lách và dạ dày, sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan này.

Chế độ ăn giảm carbonhydrat có thể tăng gấp đôi nguy cơ hôi miệng vì cơ thể tăng tiết amoniac để cố gắng chuyển hóa thức ăn. Những ai hay nhịn ăn hoặc ăn quá nhanh thường lại có nguy cơ kiểu khác: động tác nhai kích thích tiết nước bọt, giúp miệng khỏi bị khô và có mùi hôi. Khi bạn không ăn trong thời gian dài, hơi thở bạn bắt đầu có mùi.

Trào ngược thực quản dạ dày

Bệnh trào ngược axit trong dạ dày là cơ thực quản bị suy yếu và cho phép axit dạ dày bị trào ngược thực quản. Người bệnh có thể mắc phải chứng ợ nóng, cảm giác nóng trong ngực và cổ họng hoặc cảm giác vị chua trong miệng gây hôi miệng.

Các loại thực phẩm gây trào ngược axit bao gồm các loại thực phẩm chiên hoặc béo, các sản phẩm cà chua, trái cây, sô cô la, cà phê hay đồ uống có gas,…

Để ngăn ngừa hôi miệng cần chú ý những điều sau

- Đánh răng cẩn thận sau khi ăn giúp làm sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch thực ăn trong các khe răng.

- Giữ miệng ẩm bằng cách uống nước đều đặn, liên tục.

- Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.

- Ăn nhiều trái cây và rau, hạn chế thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh.

- Tránh uống quá nhiều rượu bia và nói không với thuốc lá.

Thiên Kim (t/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Thủ phạm' gây hôi miệng khiến bạn bất ngờ