Một hội nghị quan trọng của Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn những tác động tai hại nhất của biến đổi khí hậu đã bắt đầu hôm 1.11. Mục tiêu của nó trở nên khó khăn hơn bởi các quốc gia công nghiệp lớn không đồng ý các cam kết mới đầy tham vọng.

Thủ tướng Anh: Còn 1 phút đến nửa đêm trên đồng hồ Ngày tận thế, chúng ta cần hành động ngay

Sơn Vân/ảnh: Reuters | 01/11/2021, 20:45

Một hội nghị quan trọng của Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn những tác động tai hại nhất của biến đổi khí hậu đã bắt đầu hôm 1.11. Mục tiêu của nó trở nên khó khăn hơn bởi các quốc gia công nghiệp lớn không đồng ý các cam kết mới đầy tham vọng.

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP26) tại thành phố Glasgow, Scotland đã khai mạc một ngày sau khi các nền kinh tế G20 không cam kết đạt được mục tiêu năm 2050 để ngăn chặn lượng khí thải carbon ròng - thời hạn được cho là cần thiết để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu khắc nghiệt nhất.

Thay vào đó, các cuộc đàm phán của họ ở thủ đô Rome (Ý) chỉ công nhận "sự liên quan chính" của việc ngăn chặn lượng khí thải ròng "vào khoảng giữa thế kỷ trước", không đưa ra thời gian biểu cho hứa hẹn sẽ cắt giảm phát thải khí mê tan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều lần so với khí cacbonic (CO2).

Cam kết của họ trong việc loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch trong trung hạn đã lặp lại từ ngữ được G20 sử dụng tại một hội nghị thượng đỉnh ở thành phố Pittsburgh (Mỹ) từ năm 2009.

Thủ tướng Anh - Boris Johnson phát biểu tại lễ khai mạc: "Nhân loại từ lâu đã không còn quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu. Còn một phút đến nửa đêm trên đồng hồ Ngày tận thế và chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ. Nếu chúng ta không nghiêm túc về vấn đề biến đổi khí hậu ngày hôm nay thì sẽ là quá muộn để con cái chúng ta làm như vậy vào ngày mai".

thu-tuong-anh-con-1-phut-nua-la-den-nua-dem-tren-dong-ho-ngay-tan-the.jpg
Thủ tướng Boris Johnson đến dự Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) ở Glasgow, Scotland ngày 1.1
thu-tuong-anh-con-1-phut-nua-la-den-nua-dem-tren-dong-ho-ngay-tan-the1.jpg
Thủ tướng Boris Johnson phát biểu trong lễ khai mạc COP26

Khi ông Boris Johnson đang phát biểu, nhà hoạt động Thụy Điển - Greta Thunberg đã viết lại lời kêu gọi hàng triệu người ủng hộ cô ký vào một bức thư ngỏ cáo buộc các nhà lãnh đạo phản bội lời hứa.

"Đây không phải là một cuộc diễn tập. Nó là mã màu đỏ cho Trái đất. Hàng triệu người sẽ phải chịu đựng khi hành tinh của chúng ta bị tàn phá - một tương lai đáng sợ sẽ được tạo ra hoặc tránh khỏi những quyết định của bạn. Bạn có quyền quyết định", trích nội dung thư.

Nhiều nhà lãnh đạo trong số đó sẽ lên sân khấu ở Glasgow khi bắt đầu hai tuần đàm phán mà nước chủ nhà hội nghị đang xem là "được ăn cả ngã về không".

Sự bất hòa giữa một số quốc gia phát thải lớn nhất thế giới về cách cắt giảm than, dầu, khí đốt và giúp các nước nghèo hơn thích ứng với sự nóng lên toàn cầu, sẽ làm nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn.

Tại G20, Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã chỉ ra Trung Quốc và Nga, cả hai đều không cử lãnh đạo của mình đến Glasgow, vì không đưa ra các đề xuất.

Theo một lịch trình chính thức, ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc, nước thải ra khí nhà kính lớn nhất, sẽ phát biểu tại hội nghị vào 1.11 trong một tuyên bố bằng văn bản.

Điện Kremlin cho biết ông Vladimir Putin - Tổng thống Nga, một trong ba nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới cùng với Mỹ và Ả Rập Saudi, đã từ bỏ kế hoạch tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào trực tiếp bằng đường dẫn video.

Đài truyền hình NTV đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - Tayyip Erdogan cho biết ông đã quyết định tránh xa hội nghị sau khi Anh không đáp ứng các yêu cầu của nước này về các thỏa thuận và giao thức an ninh.

Bị trì hoãn một năm vì đại dịch COVID-19, COP26 đặt mục tiêu duy trì mục tiêu duy trì sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp - mức mà các nhà khoa học cho rằng sẽ tránh được những hậu quả tàn phá nhất của nó.

Để làm được điều đó, COP26 cần đảm bảo các cam kết đầy tham vọng hơn để giảm lượng khí thải, thu về hàng tỉ USD tài chính liên quan đến khí hậu cho các nước đang phát triển và hoàn thiện các quy tắc thực hiện Thỏa thuận Paris năm 2015, được ký kết bởi gần 200 quốc gia.

Các cam kết cắt giảm khí thải hiện tại sẽ cho phép nhiệt độ trung bình bề mặt của hành tinh tăng 2,7 độ C trong thế kỷ này, mà Liên Hợp Quốc cho biết sẽ làm tăng thêm sự tàn phá mà biến đổi khí hậu đã gây ra bằng cách tăng cường các cơn bão, khiến nhiều người phải chịu cái nóng chết người và lũ lụt, gây tăng mực nước biển và phá hủy môi trường sống tự nhiên.

Các nước phát triển đã xác nhận vào tuần trước rằng họ sẽ trễ ba năm để đáp ứng lời hứa được đưa ra vào năm 2009 là cung cấp 100 tỉ USD một năm tài chính khí hậu cho các nước đang phát triển vào năm 2020.

Nhà hoạt động người Uganda - Evelyn Acham nói với tờ La Stampa (Ý): “Châu Phi chỉ chịu trách nhiệm cho 3% lượng khí thải toàn cầu, nhưng người dân châu Phi đang phải gánh chịu những hậu quả dữ dội nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu. Họ không phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng, nhưng họ vẫn đang phải trả giá bằng chủ nghĩa thực dân, thứ đã khai thác sự giàu có của châu Phi trong nhiều thế kỷ. Chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm một cách công bằng".

Hai ngày sau các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo thế giới sẽ là các cuộc đàm phán kỹ thuật. Bất kỳ thỏa thuận nào có thể không được thực hiện cho đến gần hoặc thậm chí sau ngày kết thúc sự kiện (12.11).

Bài liên quan
Vị thế quan trọng của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tại COP26
Đầu tư mạnh tay cho năng lượng sạch là hành động hàng đầu của các nước trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trước thềm COP26.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Anh: Còn 1 phút đến nửa đêm trên đồng hồ Ngày tận thế, chúng ta cần hành động ngay