Để bảo vệ rừng, Chủ tịch UBND các xã 1 tuần phải đi kiểm tra rừng 1 lần, còn Chủ tịch UBND huyện 1 tháng phải đi kiểm tra rừng 2 lần. Lãnh đạo tỉnh thì phải đi xử lý ngay các điểm nóng và đẩy mạnh giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Thủ tướng: Tây Nguyên có kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên hay không?

Trí Lâm | 01/07/2016, 13:50

Để bảo vệ rừng, Chủ tịch UBND các xã 1 tuần phải đi kiểm tra rừng 1 lần, còn Chủ tịch UBND huyện 1 tháng phải đi kiểm tra rừng 2 lần. Lãnh đạo tỉnh thì phải đi xử lý ngay các điểm nóng và đẩy mạnh giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6.2016 diễn ra từ ngày 30-6 đến 1.7, Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng, đại diện cho 5 địa phương ở Tây Nguyênphải trả lời dứt điểm câu hỏi:Tây Nguyên có kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên hay không?”

Trả lời câu hỏi của Thủ tướng, ông Đoàn Văn Việt – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết,so với năm 1999, sau 15 năm, diện tích rừng của tỉnh đã giảm 11%- tương đương 106.176 ha.

Cụ thể, diện tích rừng hiện còn lại là trên 500.000 ha, độ che phủ còn 52,5%. Việc giảm diện tích rừng những năm qua là do việc chuyển đổi đất rừng, trong đó có việc làm thủyđiện, do tình trạng phá rừng…

Theo ông Việt, tiêu chí xây dựng Đà Lạt là thành phố trong rừng, rừng trong thành phố nhưng tỷ lệ che phủ rừng cũng chỉ 49% dù hiện tại Lâm Đồng vẫn là tỉnh đứng thứ 2 ở Tây Nguyên về việc giữ, bảo vệ rừng (chỉ sau Kon Tum).

“Vì vậy, Lâm Đồng quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng trong cuộc làm việc mới đây là đóng cửa rừng tự nhiên, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cam kết” – ông Việt cam kết.

Đại diện tỉnh Tây Nguyên này khẳng định Lâm Đồng đã chỉ đạo các Chủ tịch UBND xã là 1 tuần phải đi kiểm tra rừng 1 lần, còn Chủ tịch UBND huyện 1 tháng phải đi kiểm tra rừng 2 lần. Lãnh đạo tỉnh thì phải đi xử lý ngay các điểm nóng. Tỉnh cũng đẩy mạnh giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo ông Việt, thực tế, từ tháng 3.2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo dừng tất cả các dự án có vốn ngoài ngân sách đầu tư vào rừng, chỉ xem xét 2 loại dự án là dự án thủyđiện và nuôi cá nước lạnh.

“Với các giải pháp đã triển khai, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tin tưởng là rừng Tây Nguyên sẽ vẫn giữ được diện tích như yêu cầu của Chính phủ” – ông Việt khẳng định.

Đánh giá Lâm Đồng có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện về kinh tế-xã hội thời gian qua, Thủ tướng cho rằng Lâm Đồng còn một số điểm bất cập, trong đó có tình trạng phá rừng, mặc dù không nghiêm trọng như ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông.

Thủ tướng hoan nghênh quyết tâm cao của Lâm Đồng trong việc thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên và không mở rộng diện tích cây công nghiệp ở địa phương.

Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên phải đi đầu trong việc đóng cửa rừng tự nhiên, có bộ máy, chế tài và quản lý tốt để thực hiện nghiêm chỉ đạo này. Chính phủ coi đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế-xã hội của Tây Nguyên.

“Nhân dân cả nước rất quan tâm đến việc đóng cửa rừng ở Tây Nguyên vì đây là nóc nhà Đông Dương, mất rừng Tây Nguyên sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến các tỉnh miền Trung và Nam Bộ” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên vào ngày 20.6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, diện tích rừng Tây Nguyên tiếp tục suy giảm nghiêm trọng, liên tục những năm gần đây cả về diện tích, trữ lượng, độ che phủ rừng với 41% diện tích rừng đã bị mất, chất lượng rừng còn lại rất kém là vấn đề hết sức đáng lo ngại.

“Tình trạng này gây nên mất đa dạng sinh học, đe dọa trực tiếp đến biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên. Nếu không chấn chỉnh, rừng Tây Nguyên sẽ kiệt quệ, hậu quả khôn lường là điều tất yếu sẽ xảy ra” – Thủ tướng nói.

Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác kể cả các dự án được phê duyệt, trừ các dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh. Không có chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Tây Nguyên có kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên hay không?