Hiện nay, trên bao bì của các loại thực phẩm, nhà sản xuất (NSX) thường ghi dòng chữ: “Sử dụng trước ngày” (Use-By-Date) và “Sử dụng tốt nhất trước ngày…" (Best-Before-Date). Vậy 2 thuật ngữ trên khác nhau như thế nào? Vì sao NSX ghi như vậy?
Thông tin Y học

Thuật ngữ trên bao bì thực phẩm 'Sử dụng trước ngày' và 'Sử dụng tốt nhất trước ngày' khác nhau như thế nào?

Hồ Quang 13/03/2024 15:24

Hiện nay, trên bao bì của các loại thực phẩm, nhà sản xuất (NSX) thường ghi dòng chữ: “Sử dụng trước ngày” (Use-By-Date) và “Sử dụng tốt nhất trước ngày…" (Best-Before-Date). Vậy 2 thuật ngữ trên khác nhau như thế nào? Vì sao NSX ghi như vậy?

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hạn sử dụng (HSD) ghi trên nhãn thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được thực phẩm có thể được lưu giữ trong bao lâu trước khi bắt đầu hư hỏng, hoặc không thể ăn được và không nên ăn.

nhan-thuc-pham-ghi-su-dung-truoc-va-su-dung-tot-nhat-truoc-khac-nhau-nhu-the-nao-hinh-anh.png
Người tiêu dùng nên tuân thủ những khuyến cáo của NSX trên bao bì thực phẩm - Ảnh mang tính minh họa

Hiện nay, trên các nhãn thực phẩm thường xuất hiện 2 thuật ngữ: “Sử dụng trước ngày” và “Sử dụng tốt nhất trước ngày…", Cục An toàn thực phẩm lý giải thuật ngữ “Sử dụng trước ngày” là về an toàn thực phẩm, còn thuật ngữ “Sử dụng tốt nhất trước ngày..” nói về chất lượng thực phẩm.

Về thuật ngữ “Sử dụng trước ngày…” (Use-By-Date), nghĩa là thực phẩm có thể sử dụng và an toàn cho đến ngày HSD ghi trên bao bì. Sau thời hạn đó, thực phẩm không còn an toàn. Cụm từ "Sử dụng trước ngày…" thường dùng cho những loại thực phẩm có thời hạn an toàn ngắn, dễ hỏng sau ngày HSD, chẳng hạn như sản phẩm thịt hoặc các loại salad ăn liền.

“Sử dụng tốt nhất trước ngày…" (Best-Before-Date) nghĩa là HSD chất lượng tốt nhất của sản phẩm, không phải là độ an toàn. Với thuật ngữ này, thực phẩm vẫn có thể an toàn để ăn sau ngày ghi trên bao bì nhưng không còn ở trạng thái ngon nhất. Hương vị và kết cấu của nó có thể không còn ngon như trước. Cụm từ này thường được dùng đối với thực phẩm đông lạnh, đồ khô và đóng hộp. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên tránh ăn những thực phẩm hư hỏng và nên sử dụng theo đúng HSD ghi trên bao bì thực phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý, sau khi người tiêu dùng mở thực phẩm bao gói để sử dụng thì phải tuân thủ nguyên tắc hướng dẫn sử dụng của NSX, hạn ghi nhãn trên bao bì thực phẩm có thể không còn phù hợp nữa. Làm theo hướng dẫn của NSX về thời gian, và điều kiện bảo quản thực phẩm sau khi mở gói thực phẩm, ví dụ như: “Bảo quản trong tủ lạnh sau khi mở nắp ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 4 độ C và dùng hết trong vòng 7 ngày”.

Bài liên quan
Có nên ăn nhiều thực phẩm như dưa chua để giảm tăng cân ngày tết?
Thịt mỡ thường được ăn kèm dưa hành trong ngày tết cho đỡ ngấy. Có một số bằng chứng gần đây nói những thứ như dưa hành sẽ giúp giảm cân. Điều này có đúng không?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dự kiến cung cấp miễn phí phần mềm chống lừa đảo cho người dân vào tháng 7
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cho biết phần mềm sử dụng công nghệ tiên tiến để kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website, số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR, giúp người dùng tránh xa các mối nguy hiểm tiềm tàng trên không gian mạng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thuật ngữ trên bao bì thực phẩm 'Sử dụng trước ngày' và 'Sử dụng tốt nhất trước ngày' khác nhau như thế nào?