Các nhà khảo cổ học rất bất ngờ khi phát hiện xác ướp hiếm gặp từ thời Ai Cập cổ đại được bao phủ bởi lớp vỏ bùn cứng.
Xác ướp được bọc trong bùn là phát hiện cực kỳ kiếm, cho thấy một phương pháp xử lý xác chưa từng được ghi nhận trong ghi chép khảo cổ Ai Cập. Theo nhóm nghiên cứu, có thể người cổ đại sử dụng lớp bùn để ổn định xác ướp sau khi mẫu vật bị phá hủy, nhưng bùn cũng có thể được dùng để mô phỏng tập tục ướp xác với nhựa cây kéo dài gần 350 năm của tầng lớp thượng lưu trong xã hội (từ khoảng năm 1294 đến 954 trước Công nguyên).
Karin Sowada, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Lịch sử và Khảo cổ học của Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, cho rằng: “Bùn là vật liệu có giá cả phải chăng nên có thể được dùng thay nhựa cây”.
Thực tế, vỏ bọc bằng bùn không phải là điều kỳ lạ duy nhất của xác ướp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra xác ướp có niên đại khoảng năm 1207 trước Công nguyên, đã bị phá hủy sau khi chết. Thậm chí xác ướp còn được đặt trong quan tài không đúng thực tế dành cho một phụ nữ qua đời gần đây.
Giống như nhiều xác ướp Ai Cập cổ đại khác, xác ướp bùn và quan tài được một nhà sưu tập phương Tây tên Charles Nicholson mua lại trong thế kỷ 19 và mang tới Australia. Nicholson đã tặng xác ướp bùn cho Đại học Sydney vào năm 1860 và hiện tại chúng được đặt tại Bảo tàng Chau Chak Wing của trường này. Tuy nhiên, Nicholson không hề biết cỗ quan tài có niên đại nhỏ hơn so với xác ướp bên trong.
“Nhiều khả năng các thương gia địa phương đã đặt xác ướp không liên quan vào quan tài để bán với giá cao hơn. Đây là một mánh lới nổi tiếng trong buôn bán cổ vật địa phương”, nhóm nghiên cứu suy đoán. Cỗ quan tài khắc tên của một người phụ nữ - Meruah hoặc Merutah - có niên đại vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên, nhỏ hơn khoảng 200 năm so với xác ướp trong đó.
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên nhận thấy xác ướp 3.400 năm tuổi có điểm khác thường vào năm 1999, khi kết quả chụp cắt lớp hé lộ cấu trúc bên trong. Để điều tra, họ đã trích xuất một vài mẫu bọc và phát hiện ra chúng chứa một hỗn hợp bùn cát. Khi một nhóm các nhà nghiên cứu mới chụp lại xác ướp vào năm 2017, họ đã phát hiện ra những chi tiết chưa từng được biết đến trước đây, đặc biệt là khi họ kiểm tra lại về mặt hóa học các mảnh bùn.
Sau khi chết, người phụ nữ được ướp xác và quấn nhiều lớp vải. Sau đó, hài cốt bao gồm đầu gối trái và cẳng chân bị hư hại vì những nguyên nhân nào đó (có thể là do những kẻ trộm mộ). Điều này đã khiến con cháu của người chết sửa chữa xác ướp, có thể trong vòng một đến hai thế hệ sau khi chôn cất.
Người tu sửa xác ướp đã tạo ra hỗn hợp phức tạp gồm bùn, cát và rơm giữa các lớp vải quấn bằng lanh. Phần đáy của hỗn hợp bùn có một lớp áo cơ bản là chất màu trắng dựa trên calcite, trong khi phần trên của nó được phủ một lớp màu đất son, một chất màu khoáng đỏ. Khi trát lên xác ướp, lớp bùn vẫn còn ẩm và dễ uốn nặn.
Sau đó, xác ướp lại bị phá hủy lần nữa ở bên phải đầu và cổ. Do lần phá hủy này ảnh hưởng tới mọi lớp bọc, bao gồm kén bùn, các nhà nghiên cứu suy đoán tai nạn xảy ra gần đây và phải dùng nẹp kim loại cố định những vùng bị hư hại.
Xác ướp bùn này không phải là xác ướp Ai Cập cổ đại duy nhất được sửa chữa sau khi khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, đối với lớp vỏ bùn của người phụ nữ, đây là một phát hiện thực sự mới trong quá trình ướp xác của người Ai Cập. Nghiên cứu này hỗ trợ xây dựng một bức tranh lớn hơn về cách người Ai Cập cổ đại đối xử và chuẩn bị cho người chết của họ.