Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND) mới đây đã đưa ra cáo buộc rằng, Bắc Kinh đã yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trì hoãn việc thông tin cho thế giới về sự bùng phát dịch COVID-19 tại Trung Quốc.

Tình báo Đức tố WHO giúp Trung Quốc trì hoãn thông tin liên quan tới COVID-19

10/05/2020, 14:28

Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND) mới đây đã đưa ra cáo buộc rằng, Bắc Kinh đã yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trì hoãn việc thông tin cho thế giới về sự bùng phát dịch COVID-19 tại Trung Quốc.

Bên ngoài cơ quan tình báo Đức - Ảnh: DW

Tờ Der Spiegel của Đức dẫn báo cáo của BND cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận BÌnh đã gọi điện cho Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vào ngày 21.1 để yêu cầu tổ chức này trì hoãn thông tin về việc coroanvirus chủng mới lây nhiễm từ người sang người và trì hoãn tuyên bố về đại dịch toàn cầu.

"Kết luận của BND rất quan trọng, ít nhất 4 tuần hoặc 6 tuần đã bị trì hoãn bởi chính sách thông tin của Bắc Kinh”, Der Spiegel đưa tin.

Thông tin của tình báo Đức cũng thu hút sự chú ý của giới chức Mỹ về việc điều tra vai trò của Trung Quốc trong đại dịch.

Người đứng đầu Nhóm điều tra Trung Quốc của Hạ viện Mỹ, nghị sỹ Michael McCaul cho biết: "Chúng tôi đang xác minh tin tức này. Nếu đúng, đây sẽ là một chứng cứ nữa về việc Tổng giám đốc Tedros thông đồng với Trung Quốc che đậy đại dịch và ông ấy không còn phù hợp để lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới".

Tuy niên, WHO đã bác những thông tin mà tờ Der Spiegel của Đức đăng tải liên quan tới kết luận của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức về việc cơ quan này giúp Trung Quốc trì hoãn thông tin đại dịch.

"Báo cáo của Der Spiegel về cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 22.1, là không có cơ sở và không đúng sự thật. Ông Tedros và Chủ tịch Tập không nói chuyện vào ngày 21.1 và họ chưa bao giờ nói chuyện qua điện thoại. Những báo cáo không chính xác như vậy gây nên sự mất tập trung và ảnh hưởng tới những nỗ lực của WHO và thế giới nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19", WHO tuyên bố.

Bình luận về báo cáo tình báo mà truyền thông Đức đăng tải, các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng đứng vế phía WHO, nói rằng đây là những điều không đúng sự thật, khẳng định rằng chính Trung Quốc đã "câu giờ" cho thế giới để chuẩn bị ứng phó đại dịch nhưng một số nước đã "lãng phí" dẫn đến tuột mất cơ hội.

Trước đó, theo một nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 3, các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton, (Anh), chỉ ra rằng nếu Trung Quốc đã hành động và công khai thông tin cho thế giới sớm hơn chỉ 3 tuần thì đã có thể giảm 95% sự lây lan dịch bệnh.

Cộng đồng tình báo Mỹ cũng đưa ra kết luận tương tự vào giữa tháng 3 rằng, Trung Quốc đã làm sai lệch dữ liệu thống kê các trường hợp nhiễm COVID-19 và số người bệnh tử vong ở Vũ Hán và các nơi khác tại Trung Quốc.

Đáng chú ý, một hồ sơ nghiên cứu được soạn thảo bởi liên minh tình báo Five Eyes (Năm mắt/Ngũ nhãn) gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand tiết lộ rằng, Trung Quốc đã cố tình che giấu hoặc hủy bằng chứng về sự bùng phát của COVID-19, dẫn đến thiệt hại về người và kinh tế trên toàn thế giới.

Tài liệu dài 15 trang từ các cơ quan tình báo 5 nước nói trên, được tờ Daily Telegraph của Úc công bố hồi đầu tháng này với nội dung đề cập những hành động bí mật của Trung Quốc đã dẫn đến một cuộc tấn công vào “sự minh bạch quốc tế".

Hồ sơ tình báo liên quan đến các chủ đề đã được thảo luận trong các báo cáo truyền thông về sự bùng phát của COVID-19, gồm cả sự phủ nhận ban đầu rằng coronavirus có thể lây truyền giữa người, sự im lặng của các bác sĩ từng cố gắng lên tiếng, phá hủy bằng chứng trong các phòng thí nghiệm và từ chối cung cấp các mẫu sống cho các nhà khoa học quốc tế làm việc về vắc xin.

Hoàng Vũ (theo Daily Caller, JPost)

Bài liên quan
Luật sư: Mức án đề nghị cho ông Lê Đức Thọ là quá nghiêm khắc
Người bào chữa cho rằng ông Lê Đức Thọ nhận tiền nhưng không can thiệp trái pháp luật, cũng không yêu cầu, không gợi ý hay ép buộc Giám đốc Xuyên Việt Oil đưa tiền.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình báo Đức tố WHO giúp Trung Quốc trì hoãn thông tin liên quan tới COVID-19