CLB Topenland Bình Định đang nợ 38,5 tỉ đồng, trong đó có khoản phí và thưởng cầu thủ hơn 20 tỉ đồng. Trước thực trạng này, Giám đốc Công ty Cổ phần Bình Định Sports, ông Nguyễn Hữu Sang đã gửi công văn 66/CV – BĐS/2022 đến lãnh đạo các cấp tỉnh Bình Định cầu cứu.
Trong công văn, ông Sang đã trình bày rất rõ là thực trạng này đã gây ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của cầu thủ và gây nhiều khó khăn cho CLB trong việc giữ chân các cầu thủ cũng như chiêu mộ các cầu thủ trẻ khác về thi đấu cho những mùa giải tiếp theo.
Chính vì vậy ông Sang đã có những đề xuất liên quan đến hoạt động của CLB Topenland Bình Định đến lãnh đạo tỉnh Bình Định như sau:
Trước tình hình rất khó khăn của 2 nhà tài trợ chính (gồm Topenland và một nhà tài trợ khác), trong công văn ông Sang trình bày rất rõ ràng như sau:
Như vậy thông điệp của Bình Định Sport gửi lãnh đạo tỉnh Bình Định rất rõ là nếu các bên không ngồi lại với nhau để giải bài toán kinh phí, không loại trừ khả năng: CLB Topenland Bình Định sẽ giải thể!
Bài học CLB Quảng Ninh cho thấy, nếu nợ lương, thưởng, phí chuyển nhượng quá hạn và không có khả năng quyết toán, VFF sẽ không cấp phép cho CLB tham dự, đồng thời CLB đó sẽ bị xóa tên trên bản đồ bóng đá đỉnh cao của bóng đá Việt Nam.
Trước khi nói đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra là Topenland Bình Định sẽ đi theo vết xe buồn của Quảng Ninh, có lẽ không chỉ tôi mà những ai theo quan tâm đến CLB được ví là “PSG Việt Nam”, có nghĩa là CLB rất giàu có và chịu chi, sẽ không có ít nhiều dấu chấm hỏi?
Ngày 25.12.2020, trong sự kiện Lễ công bố Nhà tài trợ CLB bóng đá Bình Định và ra mắt đội hình mùa giải V.League 2021, diễn ra tại Quy Nhơn (Bình Định), đội bóng Bình Định chính thức được đổi tên thành CLB bóng đá Topenland Bình Định (Topenland Binh Đinh FC), đồng thời Topenland cùng một nhà tài trợ khác trở thành hai nhà tài trợ chính cho CLB bóng đá Bình Định trong 3 mùa giải V.League 2021 – 2023 với tổng kinh phí 300 tỉ đồng.
Vậy tại sao trong công văn gửi lãnh đạo các cấp tỉnh Bình Định, ông Sang lại trình bày:
Qua trình bày của ông Sang, cần làm rõ 300 tỉ đồng tài trợ của Topenland và một nhà tài trợ khác dành cho Topendland Bình Định là trong 3 mùa bóng 2021-2023, không bao gồm mùa bóng 2020 khi Bình Định vô địch Giải Hạng Nhất và giành quyền lên thi đấu V-League từ mùa 2021.
Nếu chia đều, mỗi mùa CLB Topenland Bình Định sẽ nhận tài trợ 100 tỉ đồng, như vậy trong 2 mùa 2021 và 2022 đội bóng sẽ nhận 200 tỉ đồng.
Làm phép trừ, chẳng lẽ có sự hỗ trợ của tỉnh nhà cùng sự tài trợ của một tập đoàn mà mùa 2020 số tiền chi cho CLB Bình Định thi đấu ở Giải Hạng Nhất lên đến 135 tỉ đồng? Hay là trong 2 mùa thi đấu ở V-League 2021, 2022, lãnh đạo đội bóng Topenland Bình Định đã “vung tay quá trán” nên dù còn 1 mùa bóng nhận tài trợ của Topendland và một nhà tài trợ khác, nhưng đội bóng đã rơi vào khủng hoảng tài chính?
Lời giải chỉ có được khi những người trong cuộc ngồi lại với nhau “mổ xẻ”, nhưng với những gì đã từng diễn ra trong môi trường bóng đá Việt Nam, không ít lần vài đội bóng đã dùng “chiêu thức” này để gây sức ép lãnh đạo các tỉnh, thành, địa phương đội bóng đại diện với hy vọng các bên cùng ngồi lại để tháo gỡ và gần như phía nhận quản lý điều hành đội bóng thường được nhận lại những “đặc ân” của lãnh đạo các tỉnh, thành, địa phương để duy trì, tiếp tục hoạt động.
Chờ xem lãnh đạo các bên liên quan giải bài toán “khủng hoảng tài chính” khiến Topenland Bình Định có nguy cơ giải thể ra sao!